10+ nguyên nhân khiến lan bị vàng lá và cách khắc phục

Bạn lo lắng cho vườn lan nhà mình đang có hiện tượng vàng lá. Bạn loay hoay tìm cách khắc phục mà chưa hiệu quả? Đừng quá lo lắng, tại bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp tất tần tật những nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá ở hoa lan và các cách khắc hiệu quả nhất. Vì vậy, bạn  đừng nên  bỏ qua những kiến thức bổ ích sau đây nhé!

Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoa lan bị vàng lá

1. Do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng làm cho lan bị vàng và cháy lá

Nguyên nhân này xuất phát từ việc bạn để cho cây lan tiếp xúc nhiều ngày dưới ánh nắng. Khi lan mới trồng hoặc là năm đầu bạn để lan dưới nắng nên lá sẽ bị cháy và héo dần. Hiện tượng này sẽ làm cản trở quá trình trao đổi chất của cây khiến cho lan bị sốc nhiệt và bộ lá sẽ dần chuyển sang màu vàng.                         

hoa lan bị vàng lá
Lá lan bị cháy do tiếp xúc ánh nắng quá mạnh

2. Do tưới nhiều nước

Hiện tượng vàng lá ở lan còn xuất hiện khi lượng ẩm cung cấp cho lan bị dư thừa. Cụ thể có nhiều người chăm lan rất cẩn thận, cung cấp đủ nước cho cây lan nhưng lượng nước quá nhiều sẽ dẫn tới cây bị thối rễ và sau đó sẽ dừng phát triển, lá sẽ chuyển sang màu vàng không có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng ở giá thể.

3. Do lượng phân bón quá nhiều

Xuất hiện tình trạng cây bị vàng lá dấu hiệu ban đầu người trồng sẽ lầm tưởng đó là hiện tượng bị vàng lá do tưới nước nhưng thực chất thì không phải như vậy. Hiện tượng này xảy ra khi cây bị ngộ độc phân do bón quá nhiều hoặc khi phun thuốc nếu lạm dụng quá nhiều cây lan sẽ bị vàng lá bất thường, vàng loang lổ trên lá, vàng cả lá non.                        

Hiện tượng lá úa vàng do bón phân không hợp lý

4. Do hiện tượng tự nhiên

Riêng về trường hợp này, lá cây bị vàng do chu kỳ phát triển của lá, những lá già sẽ có hiện tượng vàng và rụng. Nên bạn cũng đừng quá lo lắng về trường hợp này.

5. Do thay đổi môi trường

Cây lan xảy ra hiện tượng vàng lá  do quá trình vận chuyển từ vùng này qua vùng khác, cây lan sẽ bị phản ứng với môi trường sống mới do chưa kịp thích nghi với các điều kiện ở đây.

6. Lan bị nhiễm khuẩn nấm

Chăm sóc lan hay bất cứ loại cây trồng nào, bạn đều cần chú ý đến việc phòng các mầm bệnh cho cây. Cụ thể là nấm- tác nhân gây nên tình trạng vàng lá ở cây. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng đó là khi chăm sóc cây thấy bộ rễ của cây khô dần, không phát triển, lúc này lá có hiện tượng bị ngả sang màu vàng và trút bỏ hết toàn bộ lá giữ thân.

Bệnh nấm ở cây hoa lan là hiện tượng phổ biến nhất

Hiện tượng này xảy ra khi giá thể ở trong điều kiện ẩm ướt quá lâu, nấm và vi khuẩn sẽ phát triển rất nhiều. Ảnh hưởng đến bộ rễ của lan và suy yếu đến mức độ không thể hút được chất dinh dưỡng nuôi cây.

7. Do ảnh hưởng của bệnh đốm nâu thối nhũn

Các bệnh đốm nâu, nhũn lá là do các vi khuẩn gây ra với các vết ướt trên lá lan, bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thay đổi thời tiết từ nắng nóng sang mưa ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Cây lan bị tổn thương, ảnh hưởng đến bộ lá khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh, nếu không kịp thời xử lý, bệnh sẽ lây lan ra cả vườn và làm vàng lá thậm chí là thối nhũn những lá non.                                  

nguyên nhân hoa lan bị vàng lá
Hiện tượng này lá hoa lan sẽ bị thối

==> Tham khảo thêm:

8. Do thiếu chất dinh dưỡng

Những cây lan xảy ra tình trạng thiếu chất dinh dưỡng là do người chăm sóc chưa biết cách chăm đúng cách. Chưa nắm được những kiến thức cơ bản về lượng chất cần bổ sung cho cây, khiến cây bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển.

9. Do tưới nước không sạch

Hiện tượng này thường xảy ra ở các đô thị, bởi nước tưới chủ yếu  sử dụng là nước máy, trong nước có chứa nhiều clo sẽ làm hạn chế sự phát triển của bộ rễ. Tình trạng này sẽ kéo dài đến khi cây không còn khả năng tự hấp thu chất dinh dưỡng cho mình.

10. Do giá thể lan bị thừa muối

Sau một thời gian dài, giá thể nhận được lượng phân bón bổ sung cho cây sẽ đọng lại muối. Lúc này cây lan sẽ trở nên vàng úa, héo khô và rụng dần hết lá. Lượng muối trong giá thể càng nhiều thì hiện tượng này càng xảy ra nhiều hơn và kéo dài.                         

nguyên nhân hoa lan bị vàng lá
Giá thể than củi dư muối nên lá cây hoa lan

Cách khắc phục các nguyên nhân gây vàng lá ở lan

Tùy mỗi loại lan, mỗi cách chăm sóc khác nhau thì người ta sẽ có cách khắc phục riêng. Đối với 10 nguyên nhân kể trên, chúng tôi cũng đưa ra các cách khắc phục như sau:

Trường hợp do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:

Với trường hợp này bạn nên đưa cây vào vị trí mát hơn và có mái che để giúp cây phục hồi lại bộ lá. Đồng thời bạn tiếp tục bổ sung thêm lượng nước và các chất dinh dưỡng giúp cho bộ rễ của cây phát triển tốt hơn. Lựa chọn vị trí mát mẻ sẽ giúp cây giảm được lượng nhiệt lớn từ mặt trời, tránh tình trạng bị cháy lá. Hãy để chậu lan ra những nơi nhiều gió, thông thoáng để giúp cho cây phát triển khỏe mạnh.

Trường hợp cây bị thừa nước:

Để giúp cây có đủ lượng nước bạn nên tham khảo thêm các kinh nghiệm và kiến thức về chăm sóc lan. Vì như vậy bạn mới biết đảm bảo lượng nước đúng với cây lan. Trường hợp khi cây bị ngập úng do thừa nước thì cách tốt nhất bạn nên thay chậu mới, những lá bị vàng hoặc bị thối nên được loại bỏ và khử trùng vết cắt cẩn thận để nơi khô ráo rồi cho sang chậu cây mới.                           

cách trị hoa lan bị vàng lá
Các biện pháp khắc phục tình trạng vàng lá

Trường hợp lượng phân bón quá nhiều:

Bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn trên bao bì và để chắc chắn hơn ta nên sử dụng 1 nửa liều lượng khuyến cáo và phun thuốc thì nên phân đúng liều lượng. Thông thường, cây lan trong tự nhiên chỉ cần một liều lượng dinh dưỡng nhẹ vì vậy bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Một cách phát hiện trường hợp này sớm nhất là bạn nên quan sát sự phát triển của cây lan. Hoặc bạn hãy sử dụng B12 của gia cầm về pha loãng với 2 lít nước và phun 1 lần/ngày. Phun khoảng 3-5 ngày thì cây sẽ trở lại bình thường.

Trường hợp do thay đổi môi trường:

Khi lan có hiện tượng vàng lá do thay đổi môi trường thì bạn đừng vội nên tưới nước ngay, chờ 2-3 ngày sau mới tưới nước. Lưu ý khi tưới bạn cũng sử dụng B12 pha với nước với tỉ lệ là 1cc/1 lít, tưới 3 ngày/ lần kèm theo các loại thuốc kích rễ để giúp cây sớm hồi phục.

Trường hợp do nhiễm khuẩn nấm:

Bạn cần tách chúng ra khỏi giàn lan để tránh tình trạng nấm lan hết sang các giỏ khác. Sau đó tiến hành phun thuốc xử lý nấm bệnh gây hại cho lan. Để điều trị mầm bệnh này, theo kinh nghiệm của nhiều người trồng, bạn nên sử dụng physan hòa với nước theo tỷ lệ quy định. Và phun vào toàn bộ thân lá, gốc giúp sát khuẩn toàn bộ cây lan. Nếu nặng, bạn nên cắt bỏ toàn bộ bộ rễ cũ và trồng sang giá thể mới.

Trường hợp do bệnh đốm nâu thối nhũn:

Khi phát hiện ngay trường hợp này, tiến hành cắt bỏ toàn bộ lá bị thối nhũn và phun thuốc loại bỏ mầm bệnh. Dùng bột quế rắc lên vết cắt để khử trùng và diệt khuẩn.

Trường hợp cây bị nặng, tiến hành pha các dung dịch trị nấm như Antracol + Starner và rắc lên vết bệnh.

Trường hợp thiếu chất dinh dưỡng:

Cần bổ sung ngay các loại chất và vi chất như sắt, manga, canxi, kali,… Nếu là người mới trồng, bạn nên tham khảo người có kinh nghiệm hoặc tài liệu chăm sóc lan đúng cách để bổ sung hợp lý các chất cần thiết cho cây.                         

Hình vẽ biểu thị cây thiếu các chất dinh dưỡng

Trường hợp tưới nước không sạch:

Khi nguồn nước của bạn tưới lan không đảm bảo, bạn cần kiểm tra lại nguồn nước, đặc biệt ở các đô thị cần có biện pháp cải thiện nguồn nước. Bạn nên để nước khoảng từ 1-2 ngày rồi mới tưới, bởi lúc đó các kim loại nặng sẽ bị đọng lại ở phần đáy và ít làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan.

Trường hợp giá thể thừa muối:

Các bạn nên sử dụng nước tưới đẫm cây hàng tháng để xả bớt lượng muối. Các giá thể dễ tích muối như than củi, vỏ thông, vì vậy bạn cần lưu ý khi chăm sóc cá giá thể này.

Như vậy, trên đây tổng hợp tất cả những nguyên nhân dễ khiến hoa lan bị vàng lá. Thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc cây lan đúng cách.