Máy bơm hơi gia đình và các sự cố thường gặp

Thiết bị khí nén ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các gia đình. Với cấu trúc máy đơn giản, người dùng sẽ không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng máy bơm hơi gia đình này. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên trang bị kiến thức về những lỗi thường gặp ở máy nén để đảm bảo khi có sự cố xảy ra, bạn hoàn toàn có thể xử lý ngay tại nhà.

>>Bài viết tham khảo:

Máy bơm hơi khí nén gia đình là gì?

Máy bơm hơi khí nén gia đình là thiết bị khí nén chuyên dụng được chế tác để phục vụ cho những công việc gia đình như bơm xe, xì bụi, ghim đinh,… những công việc yêu cầu nguồn khí nén không lớn. Với tính chất sử dụng cho các hộ gia đình nên máy được thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, di chuyển dễ dàng. Trên thị trường hiện nay, máy nén khí gia đình phần lớn là những loại máy nén mini có dầu. Dù không có khả năng tạo ra chất lượng nguồn khí nén sạch 100% như máy nén khí không dầu nhưng khả năng lên khí của máy nén khí piston có dầu nhanh và ổn định hơn. Nhất là các dòng máy nén của các thương hiệu như máy nén khí gia đình Palada, Fusheng,…

Máy bơm hơi gia đình Palada
Máy bơm hơi gia đình Palada

Những sự cố thường gặp ở máy nén khí gia đình và cách khắc phục

Máy nén khí không chạy

Khi bạn khởi động máy bằng nút Start màu xanh nhưng máy nén khí không chạy thì vấn đề có thể từ nguồn cấp điện, hoặc một vài chi tiết trong máy bị hư hỏng nhất là hệ thống motor của máy. Cách kiểm tra và khắc phục là:

– Cần kiểm tra cung cấp điện cho máy nén khí đảm bảo nguồn điện cấp có công suất tương xứng với máy. Trong trường hợp nguồn điện bị mất điện áp, mất pha, mất nguồn thì bạn không nên tự sửa mà nên nhờ đến thợ chuyên nghiệp.

– Kiểm tra nút dừng khẩn cấp máy nén khí gia đình có hoạt động không.

– Kiểm tra xem các rơ le bảo vệ máy nén khí có bị nhảy và reset lại các rơle này.

Nếu cách làm trên vẫn không khắc phục được thì có thể motor hoạt động của máy bị hỏng.

Máy nén khí bị xì hơi

Máy bơm hơi gia đình bị xì hơi
Máy bơm hơi gia đình bị xì hơi

Là lỗi gặp phổ biến khi người dùng sử dụng máy trong thời gian dài, máy nén khí đã cũ, hệ thống các khớp nối bị hở, mối hàn bị nứt hoặc bình chứa khí của máy nén đã bị han gỉ. Để phát hiện lỗi này bạn nên sử dụng bộ dò âm thanh để xác định vị trí xì hơi và kịp thời khắc phục. Với các khớp nối, người dùng nên siết chặt lại vị trí của các khớp, hàn lại các mối hàn và nếu cần thì thay mới để đảm bảo an toàn, hạn chế điện năng tiêu hao do nguồn khí nén bị rò rỉ ngoài.

Rơ le máy nén khí không hoạt động

Không chỉ với máy nén khí gia đình mà dòng máy nén khí cao áp, bộ phận rơ le đóng vai trò quan trọng trong vận hành máy. Nhờ bộ phận này mà máy nén luôn được đảm bảo vận hành trong ngưỡng an toàn, hạn chế tình trạng máy nén hoạt động quá tải hoặc tụt áp đột ngột. Do đó, khi rơ le máy nén khí hỏng, người dùng cần kịp thời thay rơ le mới và kiểm tra lại nguồn điện cấp.

Nước có lẫn trong khí nén đầu ra

Để khắc phục lỗi này bạn cần kiểm tra:

–Bẫy nước (van xả nước tự động) trong hệ thống khí nén có hoạt động tốt không

– Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy sấy khí? Kiểm tra nhiệt độ điểm sương trong máy sấy khí có nằm trong dải cho phép không (0cC tới 10oC) ?

Hy vọng những thông tin trên đây có thể trở thành cẩm nang giắt túi của nhiều người tiêu dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *