Mông Cổ thuộc nước nào? Những điều thú vị nhất về Mông Cổ

Nhắc đến Mông Cổ thường người ta sẽ nghĩ ngay đến những thảo nguyên xanh và cuộc sống du mục, nhưng thực ra đất nước này còn có vô vàn những điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Vậy Mông Cổ có thuộc Trung Quốc không hay Mông Cổ thuộc nước nào, tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của khodienmay.info.

Mông Cổ thuộc nước nào?

mong-co-thuoc-nuoc-nao
Đất nước Mông Cổ xinh đẹp

Nhiều người có những thắc mắc như Mông Cổ thuộc châu nào, Mông Cổ có thuộc Trung Quốc không? Không hề, Mông Cổ tiếng Anh là Mongolia là đất nước trải dài từ Trung Á sang Đông Á. Phía Bắc nước này giáp Nga, 3 phía còn lại được bao hết bởi Trung Quốc.

Mông Cổ không có biên giới với Kazakhstan, nhưng điểm cực Tây của đất nước này lại chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan 38km, nên khi nhìn trên bản đồ sẽ có rất nhiều người nhầm là hai nước giáp nhau. Diện tích của Mông Cổ khá rộng, khoảng hơn 1.500.000 km vuông, thế nhưng dân số nước này chỉ có 3,3 triệu người, do vậy Mông Cổ là nước có mật độ dân số thấp nhất thế giới.

Thủ đô Ulan Bator có vị trí biệt lập, nằm ở độ cao 1.350m so với mực nước biển. Dù có quỹ đất khá rộng nhưng tới 45% dân số Mông Cổ lại sinh sống tại Ulan Bator. Trái với suy nghĩ của nhiều người cho rằng đất nước Mông Cổ chỉ có sa mạc và thảo nguyên xanh, với những người dân cưỡi ngựa, thì thủ đô của nước Mông Cổ hiện nay là một nơi rất hiện đại, những tòa nhà cao tầng, xe cộ tấp nập. Đây cũng là nơi lạnh nhất thế giới, khi mùa đông có thể xuống đến – 40 độ C.

Xem thêm: Tháp nghiêng Pisa ở đâu

Mông Cổ giàu hay nghèo?

dat-nuoc-mong-co-giau-hay-ngheo
Hình ảnh thủ đô xa hoa của Mông Cổ

Mông Cổ là quốc gia có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên và được xem là “cái rốn mới” của thế giới, dưới những sa mạc mênh mênh là những mỏ sắt, mỏ đồng và cả uranium. Năm 2011, khi giá đồng và quặng sắt tăng lên thì tăng trưởng kinh tế của Mông Cổ cũng nhanh nhất thế giới với mức tăng tới 17,29%, thế nhưng chỉ sau vài năm, nền kinh tế nước này đã bị “tuột dốc”.

Tốc độ tăng GDP của Mông Cổ năm 2014 là 7,89%; năm 2015 2,38%; năm 2016 xuống mức 1,17%; năm 2018 tăng lên 6,95%. Nợ công của Mông Cổ đang ở mức 30 tỷ USD cao hơn hai lần so với GDP quốc gia.

Thu nhập bình quân đầu người của Mông Cổ tính theo sức mua tương đương năm 2020 là 12.970 USD. Tuy nhiên, mức sống của người dân đất nước này vẫn khá chênh lệch, có đến 36% sống dưới mức nghèo khổ. Những người dân nghèo này mỗi ngày chỉ có thể kiếm được khoảng 2 USD. Trong khi đó lại có những đại gia với cuộc sống xa hoa. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp những tòa nhà chọc trời, dàn siêu xe, quán bar hay những công trình hiện đại ở Mông Cổ.

Mông Cổ theo đạo gì?

Khoảng 30% người Mông Cổ ngày nay là dân du mục hoặc bán du mục. Đa số cư dân theo Phật giáo, tiếp đến là nhóm người không theo một tôn giáo nào (vô thần), Hồi giáo chiếm ưu thế trong cộng đồng của người Kazakh thiểu số.

Mông Cổ nói tiếng gì?

nguoi-mong-co-noi-tieng-gi
Người dân đặc trưng của Mông Cổ

Ngôn ngữ chính thức của đất nước Mông Cổ là tiếng Mông Cổ Khalkha được 90% dân số sử dụng. Ngoài ra còn nhiều phương ngữ khác nhau được dùng trên khắp cả nước. Ngày nay, tiếng Mông Cổ được viết bằng chữ cái Kirin, trong quá khứ nó được viết bằng chữ Mông Cổ truyền thống.

Ở phía tây Mông Cổ, tiếng Kazakh, tiếng Tuva, cùng với một số ngôn ngữ khác cũng được sử dụng. Tiếng Nga là ngoại ngữ được dùng phổ biến nhất ở Mông Cổ, tiếp sau là tiếng Anh. Người điếc ở Mông Cổ thì sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Mông Cổ.

Món ăn Mông Cổ

mon-an-mong-co
Món thịt nướng Mông Cổ

Dân du mục Mông Cổ sống dựa vào việc chăn nuôi gia súc như ngựa, lạc đà, bò, cừu, dê và các thực phẩm săn bắt khác. Thịt được nấu để làm nguyên liệu cho súp, bánh bao hấp thịt cừu hoặc được phơi khô để dành cho mùa đông. Chế độ ăn uống của người Mông Cổ chứa lượng lớn chất béo động vật để họ có thể chống chọi được cái lạnh của mùa đông và lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc vất vả.

Nhiệt độ trong mùa đông ở Mông Cổ có thể xuống dưới − 40 °C và làm việc ngoài trời trong thời tiết đó cần trữ rất nhiều năng lượng. Khách du lịch sẽ thấy các túp lều du mục gắn biển “guanz” đặt trên đường đi, đó là những nhà hàng nhỏ.

Trong túp lều người Mông Cổ thường đặt một cái nồi đúc bằng sắt hoặc nhôm trên một bếp lò nhỏ, họ sử dụng gỗ hoặc phân động vật làm chất đốt. Thịt cừu là nguyên liệu chính trong món ăn Mông Cổ.

Người Mông Cổ thích ăn hạt thông, giống như bỏng ngô hoặc khoai tây rán. Hạt thông giúp cân bằng chế độ ăn uống nhiều thịt vì nó giàu chất sắt và vitamin A cũng như chứa kali, magnesium và kẽm.

Về đồ uống, Mông Cổ là đất nước của gia súc trong đó rất nhiều loại gia súc cho sữa như bò sữa, dê, cừu, lạc đà, ngựa. Người dân uống trà sữa quanh năm, nhiều hơn uống nước lọc. Đồng thời, người Mông Cổ thường sử dụng các loại sữa lên men như phô mai, bơ, váng sữa, bánh sữa chứ họ ít uống trực tiếp sữa tươi, nguyên nhân là người Mông Cổ có tỷ lệ enzyme lactose thấp.

mon-an-mong-co-tu-sua
Món ăn Mông Cổ từ sữa rất đa dạng

Trong khi đó, enzyme lactose là gen có chức năng giúp cơ thể hấp thụ được lactose có trong sữa, khi không có lactose thì con người không thể tiêu hóa, dung nạp được lactose trong sữa một cách bình thường. Nếu một người lớn uống nhiều sữa, họ có thể bị đầy hơi, sôi bụng, đau bụng và tiêu chảy. Vì vậy người Mông Cổ thường họ uống sữa đã lên men, sản phẩm này có hàm lượng lactose thấp.

Mông Cổ có biển không?

Mông Cổ không có biển, thế nhưng Chính phủ Mông Cổ vẫn bỏ tiền ra mua tàu biển và thường dùng một trong số những tàu này để chở dầu qua hồ Khövsgöl đến Nga. Không chỉ có tàu mà Mông Cổ còn có hẳn một lực lượng hải quân với 7 người. Công việc của những người lính này rất đơn giản, đó là làm hướng dẫn viên du lịch. Chỉ có 1 người biết bơi trong số họ. Anh này đóng vai trò cứu hộ khi các du khách gặp nạn.

Những tập tục kỳ lạ ở Mông Cổ

– Ít dùng nước để tắm: Người Mông Cổ có một quan niệm rằng, nếu dùng nước để tắm sẽ đụng chạm đến long mạch và thần linh. Với họ, người nào nặng mùi cơ thể thì càng mang lại nhiều may mắn. Mặc dù ở thời điểm hiện tại thì quan niệm này đã không còn rộng rãi nhưng nếu vô tình gặp một ai đó đến từ Mông Cổ và thấy họ “có mùi” thì bạn cũng đừng cảm thấy ngạc nhiên.

– “Tết Tháng Trắng”: Tết cổ truyền của người Mông Cổ được gọi là tết Tsagaan Sar, trùng vào dịp tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Tuy nhiên, do sự giao thoa văn hóa Trung Quốc và Nga nên Tết Nguyên đán của Mông Cổ không hoàn toàn giống với phong tục tập quán các nước châu Á khác.

Người Mông Cổ coi màu trắng đem lại sự cát tường, may mắn. Trong những ngày đầu năm mới, họ thường mặc đồ trắng, tặng nhau những đồ vật có màu trắng. Họ quỳ gối khi uống rượu và uống trà lúc Giao thừa, chén bát sẽ được rửa sạch bằng sữa ngựa.

– Lễ hội hồ đóng băng: Mỗi năm một lần, người Mông Cổ lại lặn lội tới vùng biên giới giáp với Nga, nơi có hồ Khövsgöl sâu nhất. Trong cái lạnh xuống dưới -40 độ C và mặt hồ đóng băng, họ tụ tập ăn mừng vì đã qua mùa đông khắc khổ, chuẩn bị đón những ngày tươi sáng. Trên mặt hồ đóng băng và sâu hàng trăm mét, người ta tổ chức đủ các loại hình vui chơi từ truyền thống đến hiện đại.

– Phụ nữ càng đẹp thì càng dễ “ế”: Mông Cổ là nơi phụ nữ có sự nghiệp thăng tiến hơn đàn ông. Công việc chăn nuôi gia súc ở nước Mông Cổ hiện nay chỉ dành cho nam giới. Ở bất cứ quán bar, quán rượu hay câu lạc bộ nào, khách hàng là nữ luôn chiếm số đông. Nhưng cũng chính vì sự vượt trội về địa vị xã hội so với đàn ông nên những người phụ nữ Mông Cổ với lối sống hiện đại thường quyết định bám trụ ở thành phố để tìm việc sau khi tốt nghiệp và cực kỳ vất vả để tìm được một nửa của đời mình.

Vừa rồi là những chia sẻ của khodienmay.info về bí ẩn Mông Cổ thuộc nước nào, các bạn đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không. Hãy theo dõi khodienmay.info để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết thú vị nào nhé.