Ánh sáng xanh là gì? Nguồn gốc và tác hại của ánh sáng xanh

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người tiếp xúc với nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau như tivi, máy tính, điện thoại… Những thiết bị này phát ra loại ánh sáng gọi là ánh sáng xanh với các tác hại khác nhau đối với cơ thể chúng ta. Vậy ánh sáng xanh là gì, tác hại cụ thể của nó như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin về loại ánh sáng này qua bài viết sau nhé.

Tìm hiểu ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh là ánh sáng có thể nhìn thấy được, có bước sóng trong khoảng từ 380 đến 495 nanomet (nm), được phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi, ánh sáng từ đèn LED, đèn huỳnh quang… và nó cũng là một phần của ánh sáng mặt trời.

anh-sang-xanh-la-gi
Ánh sáng xanh là loại ánh sáng bước sóng ngắn mắt người nhìn thấy được

Loại ánh sáng này có thể được chia thành hai loại cơ bản: ánh sáng xanh tím có bước sóng từ 380nm đến 450nm và ánh sáng xanh lam có bước sóng từ 450nm đến 495nm.

Ánh sáng xanh được con người quan tâm vì nó mang năng lượng photon cao hơn các màu khác trong quang phổ khả kiến, chẳng hạn như xanh lá cây hoặc đỏ. Do đó, nếu liều lượng ánh sáng này đủ lớn, nó có nhiều khả năng gây tổn thương cơ thể con người khi được các tế bào khác nhau trong cơ thể hấp thụ.

Đặc biệt đối với mắt, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh cường độ cao có thể gây tổn thương các tế bào thị giác, nhất là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, thậm chí gây gây rối loạn điều chỉnh, suy giảm thị lực, tăng nguy cơ mù lòa…

Nguồn gốc của ánh sáng xanh

Hiện nay nguồn sáng này có 2 loại chính là nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo. Trên thực tế, lượng ánh sáng phát ra từ các thiết bị nhân tạo là không đáng kể so với bức xạ từ mặt trời. Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với loại ánh sáng có hại này từ các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất của con người.

Ánh sáng tự nhiên

Mặt trời là nguồn phát ra ánh sáng xanh mạnh nhất, là ánh sáng tốt cho cơ thể chúng ta. Vào ban ngày, bước sóng xanh tự nhiên giúp cải thiện khả năng tập trung và giữ cho cơ thể tỉnh táo. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng kiểm soát nhịp sinh học của chúng ta (chu kỳ 24 giờ tự nhiên), vì vậy cơ thể có thể hạ nhiệt và chìm vào giấc ngủ khi màn đêm buông xuống.

Nguồn sáng nhân tạo

Loại ánh sáng xanh có hại đến từ các nguồn trong thiết bị gia dụng như: đèn huỳnh quang, đèn LED, tivi màn hình phẳng, màn hình máy tính, màn hình smartphone, tablet… Mỗi loại thiết bị nhân tạo đều có thể gây hại cho mắt nếu tiếp xúc thường xuyên, cụ thể:

  • Đèn huỳnh quang: Ánh sáng đèn huỳnh quang chứa khoảng 25% ánh sáng xanh. So với ánh sáng xanh từ mặt trời, tỷ lệ này nhỏ hơn nhiều nhưng mắt người tiếp xúc với chúng nhiều hơn và gần hơn nên có hại hơn.
  • Các thiết bị điện tử: Đèn LED được sử dụng trong màn hình máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và TV chứa khoảng 35% ánh sáng xanh. Điều đáng nói là nguồn sáng của các thiết bị này là nguồn tiếp xúc trực tiếp, gần mắt hơn bất kỳ nguồn sáng nào khác. Đồng thời, chúng cũng cực kỳ phổ biến và hiện nay mọi người thường xuyên tiếp xúc với chúng hàng ngày. Vì vậy, đây là yếu tố mà các chuyên gia nhãn khoa đặc biệt khuyên mọi người nên chú ý.

Tác hại của ánh sáng xanh với cơ thể con người

Khi tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh, cơ thể con người có thể bị tác động, gây ra một số bệnh lý hay các hậu quả nghiêm trọng.

Ánh sáng xanh có thể làm tổn thương tế bào mắt

Ánh sáng xanh có hại có năng lượng cực cao, có thể xuyên qua thủy tinh thể và đến võng mạc, gây teo hoặc thậm chí chết tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Sự tổn thương của các tế bào nhạy cảm với ánh sáng có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc thậm chí bị mù loà.

Ánh sáng xanh cũng có thể gây thoái hóa điểm vàng. Thủy tinh thể trong mắt người sẽ hấp thụ một phần ánh sáng xanh lam, dần dần trở nên vẩn đục tạo thành bệnh đục thủy tinh thể. Phần lớn ánh sáng xanh lam sẽ xuyên qua thủy tinh thể, đặc biệt là thủy tinh thể của trẻ em.

Gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Ánh sáng xanh có thể ức chế sự tiết melatonin, mà melatonin là một loại hormone quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ, có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ, giúp con người ngủ sâu và ngon hơn. Điều này cũng có thể giải thích tại sao chơi với điện thoại di động hoặc máy tính bảng trước khi đi ngủ có thể khiến chất lượng giấc ngủ kém hoặc thậm chí khó đi vào giấc ngủ.

tac-hai-cua-anh-sang-xanh
Ánh sáng xanh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Ánh sáng xanh gây mỏi mắt

Do bước sóng ngắn của ánh sáng xanh, tiêu điểm không rơi vào tâm võng mạc mà lệch về phía trước một chút so với võng mạc. Nếu con người cần nhìn vào nguồn ánh sáng xanh thường xuyên thì nhãn cầu sẽ ở trạng thái căng, gây mỏi thị giác.

Mệt mỏi thị giác trong thời gian dài có thể dẫn đến cận thị nặng, loạn thị, không thể tập trung và các triệu chứng khác, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc của mọi người.

Ánh sáng xanh và bệnh ung thư

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu cho thấy những người làm việc ca đêm có nguy cơ mắc ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng cao hơn.

Ánh sáng xanh có tác dụng gì tốt?

Không phải tất cả các loại ánh sáng xanh đều có hại cho con người. Tiếp xúc vừa phải với loại ánh sáng này có thể mang lại những lợi ích sức khỏe nhất định trong một số trường hợp.

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng này có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học và thúc đẩy sự tỉnh táo, trí nhớ và chức năng nhận thức. Cơ chế chính của nó là kích thích tuyến tùng tiết ra melatonin, làm tăng hoặc giảm biểu hiện của cortisol theo thời gian trong ngày, từ đó điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Tuy nhiên, điều này chỉ có lợi khi ban ngày tiếp xúc với ánh sáng xanh tự nhiên, còn việc thường xuyên làm việc ban đêm trước các thiết bị màn hình điện tử phát ra ánh sáng có hại có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
  • Ánh sáng này cũng được sử dụng để điều trị các bệnh tâm thần, rối loạn tâm trạng, đặc biệt là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). Nhưng trong thời đại của các thiết bị kỹ thuật số, sự “lan truyền” của ánh sáng xanh gây hại nhiều hơn lợi.
  • Ngoài ra ánh sáng xanh còn được dùng trong việc chữa trị các bệnh về da như mụn, sử dụng trong thẩm mỹ, làm đẹp.
tac-dung-cua-anh-sang-xanh
Ánh sáng xanh được dùng để điều trị các vấn đề về da

Giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh như thế nào?

Hiện nay chúng ta phải tiếp xúc với các nguồn sáng xanh từ các thiết bị điện tử để phục vụ công việc, học tập và giải trí. Để giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh đến mắt, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

  • Tải bộ lọc ánh sáng xanh cho điện thoại thông minh, máy tính bảng và màn hình máy tính của bạn. Các loại bộ lọc này có thể ngăn phần lớn ánh sáng xanh chiếu vào mắt bạn mà không ảnh hưởng đến chức năng hiển thị của màn hình.
  • Thực hiện theo quy tắc: Khi bạn sử dụng các thiết bị điện tử, cứ sau 20 phút, bạn hãy để mắt nhìn về các vật cách đó 6m khoảng 20 giây để mắt nghỉ ngơi.
  • Kiểm soát ánh sáng và độ chói trên màn hình thiết bị của bạn. Điều chỉnh khoảng cách và tư thế làm việc phù hợp để xem màn hình.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc ánh sáng xanh là gì và cung cấp một số thông tin về ánh sáng xanh. Vì ánh sáng xanh, nhất là các loại ánh sáng nhân tạo, có thể gây hại đến sức khoẻ con người, do đó bạn nên giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử để bảo vệ bản thân mình.

Xem thêm: Sóng điện từ là gì? Đặc điểm của các loại sóng điện từ