Cách làm bộ đàm đơn giản dễ thực hiện tại nhà

Nếu nhu cầu sử dụng của bạn không quá lớn thì việc tự chế máy bộ đàm để sử dụng là điều cần thiết. Sau đây, khodienmay.info sẽ hướng dẫn bạn cách làm bộ đàm đơn giản nhé!

Hướng dẫn cách làm bộ đàm đơn giản tại nhà chỉ với 3 bước nhanh chóng

Cấu tạo cơ bản của bộ đàm

Để có thể tự làm bộ đàm đơn giản tại nhà thì trước tiên bạn cần nắm được thiết bị này có cấu tạo cụ thể ra sao.

cach-lam-bo-dam
Nắm được cấu tạo bên trong sẽ giúp bạn làm bộ đàm nhanh chóng hơn

– Máy phát: Là bộ phận có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu MIC và tạo ra tần số dao động sóng; giúp tín hiệu được truyền đi rõ ràng hơn đồng thời hỗ trợ lọc các tín hiệu bị nhiễu khi thu vào. Bên cạnh việc phát sóng, nó còn có chức năng khác là mã hóa tín hiệu truyền đi.

– Máy thu: Là bộ phận để thu sóng của những chiếc bộ đàm khác trong cùng kênh tín hiệu. Ngoài việc thu sóng thì chúng cũng giúp giải mã của tín hiệu.

– Bộ chuyển đổi tín hiệu: Bộ phận này sẽ nhận tín hiệu từ bộ phận thu và chuyển đổi thành âm thanh rồi phát ra loa để người dùng có thể nghe được. Mặt khác, đây cũng là công cụ để đưa tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện truyền đi trong các kênh đàm thoại.

– Nguồn điện: Đây là bộ phận được dùng để cấp năng lượng hoạt động để máy có thể vận hành ổn định trong quá trình đàm thoại giữa các máy với nhau.

Hướng dẫn cách làm bộ đàm

Bước 1: Lựa chọn điện trở cho mạch dao động bên phát và bên thu

Trước khi chọn, bạn cần tham khảo sơ đồ mạch điện tử tự chế bộ đàm để chọn ra các điện trở gắn trên chân OSC1 và OSC2. Hoặc bạn cũng có thể dùng một biến trở để dò ra giá trị của điện trở thích ứng.

Bước 2: Thiết lập bit cho bên phát và bên thu giống nhau

Tiến hành ghép 2 IC PT2262 và PT2272 như sơ đồ mạch bên dưới sao cho mã bit cho bên phát và bên thu giống nhau. Sau đó cung cấp điện và đo volt DC trên chân VT bên thu rồi nhấn nút BP trên chân TE của bên phát, nếu mức volt trên chân VT có sự thay đổi là hai IC đã giống nhau. Nếu mức volt DC không có thay đổi thì bạn cần:

– Xem lại cách đặt mã xem đão giống nhau hay chưa.

– Xem lại giá trị các điện trở gắn trên chân OSC1 và OSC2 có chính xác không?

– Thay thử 1 chiếc IC khác.

so-do-mach-dien-bo-dam-tu-che
Sơ đồ mạch điện của một chiếc bộ đàm tự chế

Bước 3: Kết nối bên phát bên thu bằng với sóng cao tần

Nếu bạn muốn sử dụng sóng cao tần để phát tín hiệu vào trong không gian thì cần xung mã lệnh ở chân Dout của IC PT2262. Sau đó, nối mạch cộng hưởng LC tại chân C với B của bộ khuếch đại phát.

Lúc này, bộ thu sẽ dùng bộ khuếch đại và bẩy sóng LC đi nhằm bắt lấy tín hiệu của bên phát. Bên cạnh đó, mạch tách sóng cũng sẽ lấy ra tín hiệu mã lệnh để có thể chuyển vào chân DIN của PT2271 và tiếp tục giải mã tần số nếu tần số sóng cao tần giữa 2 bên thu và phát tương thích với nhau. Ngoài ra, nếu có sự thay đổi mức volt ở chân VT thì bạn cần nhấn nút BP ở bên phát để có thể sử dụng mức volt này để điều khiển cho thiết bị của bạn.

Tham khảo thêm: Máy bộ đàm Kenwood chính hãng – Giá siêu ưu đãi

Những lưu ý quan trọng khi tự chế máy bộ đàm tại nhà

Để chế tạo thành công máy bộ đàm bạn cần chú ý đến những điểm quan trọng sau:

Luyện tập trước khi tiến thành làm thật

Trước khi tiến hành làm bộ đàm thì bạn cần tập qua từng thao tác để đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể:

– Hãy tìm mua các mạch điện tử tại những cửa hàng mua bán thiết bị máy móc cũ. Lúc này bạn có thể tự tay tháo, dò mạch và khám phá thêm những loại linh kiện cần thiết cho chiếc bộ đàm của mình.

– Hoặc bạn cũng có thể mua linh kiện dưới dạng KIT – tức là dạng đã được chuẩn bị đầy đủ theo sơ đồ mạch điện. Bạn chỉ cần lắp ráp theo đúng sách hướng dẫn cho tới khi thành thạo và hiểu ra nguyên lý vận hành của máy là được.

Xử lý các mạch khó hoặc lỗi không thể điều khiển

Nếu không may gặp phải tình huống này thì bạn cần hết sức kiên trì để điều chỉnh lại các tụ điện của 2 bên thu và phát sao cho tần số của 2 bên này bằng nhau. Bạn điều chỉnh càng chính xác thì sai số sẽ càng nhỏ và khả năng hoạt động được của máy bộ đàm cầm tay sẽ càng cao hơn.

Chú ý về bộ phận phát sóng

Nếu không đầu tư thời gian và công sức để nghiên cứu sơ đồ mạch điện thì sẽ rất khó để bạn có thể hiểu được cấu tạo của bộ phận phát sóng. Mặc dù quá trình này tốn khá nhiều thời gian nhưng có thể giúp bạn hiểu thêm được nhiều kiến thức thú vị về kỹ thuật điện.

luu-y-khi-lam-bo-dam-tu-che
Khi lắp đặt bạn cần chú ý tới bộ phận phát sóng của bộ đàm

Chú ý về bộ phận thu sóng

Hộp thu sóng thường dùng nguồn điện 3V và khi nhận được tín hiệu điểu khiển, IC sẽ phát ra tín hiệu giống như chuông cửa. Tín hiệu này sẽ được khuếch đại lên và kích rung một loa gốm được gắn tại hộp mạch thu.

Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, việc tự chế bộ đàm không phải là việc quá khó nhưng cũng không hề đơn giản. Để có thể làm được thì trước tiên bạn cần có hiểu biết nhất định về kỹ thuật điện cũng như các thao tác lắp đặt, chỉnh sửa cơ bản.

Hy vọng những nội dung trong bài viết trên đã có thể giúp các bạn biết được 3 bước làm bộ đàm đơn giản tại nhà rồi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách thực hiện, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết để chúng tôi có thể hỗ trợ trả lời ngay bạn nhé!