Cây kim ngân – mang tài lộc đến với mọi nhà

Trong số các loại cây phong thủy thì cây kim ngân là loại cây được nhiều người thích trồng trong nhà nhất. Nhưng có nhiều người chưa hiểu rõ cây kim ngân là gì? Ý nghĩa và cách trồng cây kim ngân ra sao? Bài viết này, sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại cây này cùng với những chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc kim ngân sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết.

Cây kim ngân là gì?

Cây kim ngân có tên khoa học là Lonicera periclymenum, là một loài thực vật có hoa phổ biến nhất thuộc chi kim ngân. Cây có nguồn gốc từ nhiều nước châu Âu, Bắc Phi, Tây Á,…

Đặc điểm của cây kim ngân:

+)  Là loại cây ưa bóng râm, chịu nước tốt và thích nghi với ánh sáng yếu nên cây sẽ thích hợp trồng trong nhà.

+) Đây là loại cây thân dẻo dai, bền chắc. Cây có thể cao tới từ khoảng 4-5m , lá cây xòe tán rộng. Hoa kim ngân nở từ tháng 4 đến tháng 11, cánh hoa to màu trắng kem và nở về đêm.

+) Cây kim ngân có ra quả hình trứng có đường kính là 10cm, khi chín quả sẽ có màu nâu nhạt, còn quả khô nứt rụng ra có khoảng 10-20 hạt.

cây kim ngân
Cây kim ngân để bàn làm việc

 

Ý nghĩa của việc trồng cây kim ngân

Ý nghĩa phong thủy:

+) Kim ngân là tên gọi mong muốn tài lộc, tiền tài và may mắn đến với người trồng cây đặc biệt đối với người kinh doanh.

+) Thân cây hình trụ mập mạp, vững chãi biểu trưng cho sự rắn rỏi, sức mạnh kiên cường đoàn kết tương trợ lẫn nhau để cùng phát triển.

+) Cây kim ngân có 5 lá tượng trưng cho 5 mệnh  trong phong thủy giúp cân bằng phong thủy trong không gian nhà, năng lượng hay tiền tài cũng đều được thu hết về nhiều hơn.

Ý nghĩa sức khỏe:

+) Cây kim ngân trồng to ngoài tự nhiên có thể lấy gỗ hoặc cây kim ngân để bàn dùng để làm sạch không khí, tăng cường oxy và đuổi muỗi. Dùng cây kim ngân để làm quà tặng khai trương, mừng tân gia với ý nghĩa vượng lộc, vững chãi và phát triển.

+) Loại cây này có khả năng lọc các loại khí thải như Xylene, Formaldehyde, các khí thải của ngành nhựa,…Bên cạnh đó nó còn loại bỏ chất amoniac- chất gây ung thư phổi cao                

Kim ngân trồng trong nhà mang nhiều tài lộc cho gia chủ

Cách chọn mua cây kim ngân

Chọn cây theo tuổi

Chọn mua cây kim ngân không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy. Vì vậy nhiều người lựa mua cây kim ngân theo tuổi. Vậy người tuổi nào mua cây kim ngân thì hợp?

Theo phong thủy, người tuổi Tuất thích hợp để mua cây kim ngân. Bởi tuổi Tuất vốn thông minh nhanh nhạy, nên trồng 1 cây kim ngân tại nơi làm việc sẽ củng cố được vị thế của mình, công việc thì thuận buồm xuôi gió.

Chọn cây kim ngân theo mệnh

Theo quan niệm phong thủy, cây kim ngân thuộc mệnh Mộc vì là thân gỗ, nên sẽ hợp với các mệnh là mệnh Thủy và mệnh Hỏa. Thủy sinh Mộc (tương hợp); Mộc sinh Hỏa ( tương sinh) nên người trong 2 mệnh này rất hợp trồng cây kim tiền.

>> Tham khảo:

Chọn cây theo màu sắc trong phong thủy

Cây kim ngân là cây mang lại phong thủy tốt, nếu ai biết cách cân bằng thì sẽ trồng được loại cây này. Cân bằng trong âm dương ngũ hành bây kim ngân để bànằng cách chọn màu sắc theo mệnh.

+) Người mệnh Thổ: Người mệnh thổ muốn để cây kim ngân lên bàn hoặc muốn trồng cây thì cần chọn chậu trồng có màu đỏ lửa hoặc màu cam – biểu trưng cho mệnh Hỏa sẽ cân bằng được âm dương ngũ hành. Vì Mộc và Thổ khắc nhau nên cần có mệnh Hỏa để cân bằng hơn.

+) Người mệnh Kim: Sử dụng bình thủy sinh, Kim sinh Thủy để hòa hợp âm dương.                              

cây kim ngân để bàn
Cây kim ngân mini để bàn

Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Cách trồng cây

Để trồng cây kim ngân có thể phát triển và sinh trưởng bình thường, người trồng cần chú ý đến các yếu tố sau:

+) Ánh sáng: Là loại cây có thể trồng trong nhà hoặc ngoài tự nhiên đều được. Tuy nhiên, hầu hết người trồng thường có xu hướng trồng trong nhà hoặc nơi làm việc.

+) Đất trồng: Loại đất tốt nhất để trồng cây kim ngân đó là đất phù sa không pha cát. Hoặc dùng đất tơi xốp trộn đều với xơ dừa, mùn trấu hoặc mùn cưa ủ lâu ngày.

+) Nước:  Cây kim ngân có thể chịu nóng và hạn nên lượng nước không cần cung cấp nhiều, tần suất 1-2 lần/tuần

+) Nhiệt độ: Cây thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cây có thể sống từ 40C – 400C. Mức nhiệt độ lý tưởng là từ 180C – 260C thì cây sẽ phát triển tốt nhất.

+) Độ ẩm: Duy trì độ ẩm ở mức ổn định đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển thật tốt cho cây.

cây kim ngân
Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Cách chăm sóc cây

+) Tưới nước: Sống trong môi trường phòng làm việc nên việc tưới nước hàng ngày duy trì tần suất 1 ngày/1 lần, mỗi lần khoảng 10mm nước.

+) Ánh sáng: Mặc dù là loại cây ưa bóng râm nhưng mỗi tuần bạn cố gắng đưa cây ra ngoài ánh sáng để cây hấp thụ nguồn ánh sáng.

+) Cây kim ngân được trồng trong bình thủy sinh thì nên thay nước 1 tuần/lần, cần cắt bỏ những lá hỏng, lá úa.

+) Cách nhân giống: Cây kim ngân được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt.

Có nhiều người thắc mắc: “Lá cây kim ngân có độc không?” Trong phần này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc biết thêm về lá của loại cây phong thủy này. Trong thành phần lá của cây có mủ và nhựa cây, bộ phận này có chứa rất nhiều loại độc. Đặc biệt nhà có trẻ nhỏ và thú cưng nên để cây xa tầm tay của chúng bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.

Các biểu hiện khi trẻ ăn phải lá cây kim ngân sẽ có dấu hiệu như dị ứng da,  ngộ độc như dấu hiệu rát lưỡi, khó thở và buồn nôn. gặp trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đi cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

Như vậy, trên đây chúng tôi đã tổng hợp những  thông tin cơ bản nhất về cây kim ngân. Bên cạnh lợi ích về mặt phong thủy và sức khỏe, bạn cần lưu ý đến cách trồng và chăm sóc cây đúng cách. Đừng quên chia sẻ với người thân của bạn về loại cây này nhé!