Đa cảm là gì? Đa cảm xúc là gì? Cách để bớt đa cảm

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội thì việc con người trở nên đa sầu đa cảm đang là vấn đề mà phần đông gặp phải. Tuy chưa đến mức nghiêm trọng để trở thành bệnh lý nhưng nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người. Vậy đa cảm là gì? Đa cảm xúc là gì? Đa cảm có ảnh hưởng như thế nào? Làm sao để bớt đa sầu đa cảm?

Người đa cảm là gì?

da-cam-la-gi
Đa cảm là gì?

Đa cảm có thể hiểu đơn giản là người dễ có cảm xúc, dễ rung cảm, dễ buồn, dễ vui. Những người đa cảm thường sẽ có tâm hồn rất nhạy cảm. Họ dễ vui vì những niềm vui khá ngây thơ nhưng cũng dễ buồn, dễ u sầu. Tâm trạng của những người ngày sáng nắng chiều mưa, thay đổi như thời tiết Hà Nội tháng 5.

Những người quá đa cảm thường bị cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định của bản thân, dẫn đến gặp nhiều rắc rối. Việc suy nghĩ quá nhiều cũng sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, ám ảnh. Đôi khi, chỉ một lời nói, một tin nhắn hay một hành động của người khác cũng đủ để khiến họ phải đắn đo và suy nghĩ mông lung. Ngược lại chỉ cần một chút sự quan tâm, lắng nghe của người kia cũng khiến họ rung động, thổn thức.

Đa cảm xúc là gì?

Dù nghe có vẻ gần giống nhưng khác với đa cảm thì đa cảm xúc có thể coi là một dạng bệnh lý. Đa cảm xúc hay rối loạn cảm xúc là các trạng thái cảm xúc của con người trở nên trầm trọng quá mức so với bình thường. Khi một người bị rối loạn cảm xúc, người đó sẽ ít có khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình.

Đa cảm xúc có rất nhiều dạng. Trong đó, hai chứng rối loạn cảm xúc thường gặp nhất của là trầm cảm và rối loạn lưỡng cực gồm cả trầm cảm và hưng cảm.

Các dấu hiệu của đa cảm xúc – rối loạn cảm xúc

da-cam-xuc-la-gi
Đa cảm xúc là gì?

Cảm xúc ức chế (trầm cảm)

Dạng phổ biến nhất của đa cảm xúc – rối loạn cảm xúc hiện nay đó là trầm cảm. Nếu bạn đang có ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, trong đó có ít nhất triệu chứng 1 hoặc 2, các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần thì  bạn cần được gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Trạng thái u ám kéo dài cả ngày

Một số người than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì, luôn trong tình trạng lo âu. Nhiều bệnh nhân lại có trạng thái dễ cáu gắt, dễ khó chịu với một lỗi lầm nhỏ.

Giảm hoặc mất mọi hứng thú

Tất cả các sở thích trước đây của người bệnh đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả ham muốn tình dục.

Giảm cân đáng kể không do ăn kiêng

Hầu hết người bệnh cảm thấy chán ăn, không hề thấy đói mặc dù cả ngày không ăn gì. Ngược lại, ở khoảng 5% số bệnh nhân mắc trầm cảm lại tăng cảm giác ngon miệng và ăn vô độ và dễ trở thành béo phì.

Mất ngủ hoặc ngủ nhiều quá mức

Đa phần bệnh nhân trầm cảm thường bị mất ngủ, họ thấy đêm rất dài, trằn trọc mãi mà không ngủ được. Hiếm gặp hơn thì có một số bệnh nhân biểu hiện ngủ tới 12 tiếng mỗi ngày.

Rối loạn trong vận động

Người mắc trầm cảm có thể trở nên bồn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, vận động liên tục mà không có mục đích rõ ràng. Một số lại trở nên chậm chạp. Có thể nằm trên giường cả ngày mà không hoạt động gì.

Mất năng lượng mỗi ngày

Thậm chí chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng thì người bị trầm cảm cũng cần một sự tập trung và cố gắng nhiều mới hoàn thành được. Khi triệu chứng giảm sút năng lượng trở nên trầm trọng thì bệnh nhân hầu như không thể làm được việc gì kể cả vệ sinh cá nhân cũng là quá sức với họ.

Cảm giác vô dụng

Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vô dụng, luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình xã hội. Cảm giác này có thể diễn biến mạnh lên thành hoang tưởng. Ví dụ như một bệnh nhân tin rằng anh ta là sự khốn cùng của thế giới.

Khó suy nghĩ, khó tập trung hoặc đưa ra quyết định

Bệnh nhân  thường sẽ phải cân nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường. Họ khó tập trung hoàn thành những việc đơn giản như là không thể đọc xong một bài báo ngắn. Bệnh nhân thường xuyên quên mất là mình vừa làm gì. Ví dụ như không thể nhớ mình vừa ăn gì hay không thể nhớ đã bỏ chìa khoá ở đâu…

Ý nghĩ muốn chết thậm chí có hành vi tự sát

Trong trường hợp nặng, ý nghĩ tự sát tái diễn từ 1 hoặc 2 lần 1 tuần. Dần dần họ có thể cân nhắc kỹ càng và chuẩn bị kĩ trước khi thực hiện.

Cảm xúc vui vẻ đến mức tột độ (hưng cảm)

Đối với bệnh đa cảm xúc thì hưng cảm là một trạng thái cảm xúc hoàn toàn đối lập với trầm cảm. Người bệnh sẽ trở nên phấn khích quá mức về mặt cảm xúc và hành vi mà không thể kiểm soát được. Các biểu hiện của trạng thái hưng cảm bao gồm:

– Nói nhiều và nhanh hơn bình thường đến mức không kiểm soát được. Nội dung lộn xộn, liên tục thay đổi.

– Nảy sinh ra những ý tưởng, hành động điên rồ, không kịp nghĩ đến hậu quả. Có thể dẫn đến nguy hiểm cho chính bản thân hoặc những người xung quanh.

– Khó tập trung và giảm nhu cầu ngủ.

– Ảo tưởng về những khả năng của mình.

– Một vài bệnh nhân trở nên hung dữ, thích đập phá và châm chọc gây bất hòa.

– Vẻ mặt của họ rất biểu cảm, đứng ngồi không yên, hay liếc mắt với người khác, ít ngủ, ăn uống ít, chi tiêu không tính toán, có những hành vi lỗ mãng…

Ngoài ra, người bị đa cảm xúc – rối loạn cảm xúc có thể bị rối loạn lưỡng cực, tình trạng tâm thần thay đổi bất thường, xen kẽ giữa hưng cảm và trầm cảm. Tâm trạng của họ có thể đột ngột phấn khích quá mức hoặc bị trầm cảm một cách không kiểm soát.

Xem thêm

Tác hại của đa cảm là gì?

nguoi-da-cam-la-gi
Đa cảm nghĩa là gì?

Nếu bạn không có những dấu hiệu ở trên mà chỉ đơn thuần là nhạy cảm hơn bình thường một chút thì chúc mừng bạn đã không quay vào ô đa cảm xúc – rối loạn cảm xúc. Bạn hãy tham khảo những mặt có hại của đa cảm dưới đây để có quyết định cho việc rút kinh nghiệm hay không nhé.

Đa cảm gây ra nhiều rào cản cho chuyện tình cảm

Đôi khi, chỉ một lời nói hay một hành động của người ấy cũng khiến bạn phải buồn bã, suy nghĩ. Sự hoài nghi, ghen tuông đó có lúc sẽ giết chết tình yêu của cả hai. Đôi khi những ý kiến hay sự tác động của người khác cũng khiến tình cảm bị lung lay. Các bạn có thể gặp thêm những rắc rối trong chuyện tình cảm lẫn cuộc sống.

Đa cảm khiến con người luôn phức tạp hóa mọi vấn đề

Trong một số trường hợp, việc hay suy nghĩ, hoài nghi, lo lắng của bạn sẽ khiến câu chuyện đi xa so với thức tế. Thay vì quá đa cảm thì bạn nên bộc lộ cảm xúc, nói rõ mọi chuyện để cho đối phương hiểu.

Để tình yêu luôn được mặn nồng thì cả hai cần chia sẻ hầu hết niềm vui, nỗi buồn với nhau, thay vì cứ giữ kín cảm xúc của riêng mình. Đôi lúc những linh cảm của bạn cũng không chính xác đâu.

Đa cảm khiến chúng ta trở nên yếu đuối

Việc suy nghĩ, nhạy cảm quá nhiều càng khiến chúng ta yếu đuối và dễ bị tổn thương. Không những thế, cũng vì yếu đuối nên rất có thể bạn dễ bị lừa gạt và có những nhận định sai lầm về tình yêu.

Làm thế nào để có thể bớt đa sầu đa cảm?

Nếu đã biết đa sầu đa cảm là không tốt thì chúng ta hãy tìm cách khắc phục tình trạng này nhé.

Học cách làm sao để yêu bản thân mình nhiều hơn

Hãy nhớ rằng không ai có thể yêu mình hơn chính bản thân. Thay vì cứ suy nghĩ và lo lắng về lời nói, cử chỉ của người khác, hãy dành nhiều thời gian hơn để yêu, để chăm sóc và chiều chuộng bản thân mình. Hãy sống vui, khỏe để đêm về có giấc ngủ ngon còn hơn cứ mãi đau buồn, âu sầu về những điều chưa chắc đã đến.

Bình tĩnh trước mọi khó khăn thay vì cứ suy nghĩ quá nhiều

Khi gặp bất cứ vấn đề nào, các bạn hãy tự nhủ rằng sau cơn mưa, trời lại sáng. Nếu không chấp nhận những cơn mưa thì làm sao bạn có thể nhìn ngắm cầu vồng. Thay vì suy nghĩ quá nhiều thậm chí đày đọa bản thân, chúng ta cần bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề. Bởi đôi lúc lo lắng và suy nghĩ quá nhiều cũng không giải quyết được vấn đề gì cả. Mọi chuyện của tương lai đều không thể nào dự đoán được.

Với những thông tin bên trên thì chắc hẳn các bạn đã hiểu được đa cảm là gì rồi phải không? Đừng nhầm lẫn với đa cảm xúc nhé, bạn có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ đấy. Chúc các bạn luôn tìm được niềm vui trong cuộc sống của mình.