Đại từ là gì? Phân loại và vai trò trong giao tiếp

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt số lượng đại từ tuy chiếm không nhiều nhưng lại có một vị trí quan trọng và có tần số sử dụng rất cao. Nó có vai trò cần thiết trong ngôn ngữ và giao tiếp, chi phối rất nhiều đến hoạt động giao tiếp của con người. Vậy đại từ là gì? Hãy cùng củng cố kiến thức này trong bài viết dưới đây nhé.

Đại từ là gì?

dai-tu-la-gi
Đại từ là gì

Đại từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… đang được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc là dùng để hỏi.

Ví dụ:

– Gia đình tôi rất khá giả. Anh em tôi yêu thương nhau. Phải nói rằng em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.

Từ “nó” ở đây dùng để chỉ nhân vật em gái.

– Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi tiếng gáy. Tôi biết đó chính là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng của nó dõng dạc nhất xóm.

Từ “nó” ở đây để chỉ con gà của anh Bốn Linh.

Chúng ta biết được nghĩa trên là nhờ vào ngữ cảnh và các từ ngữ chỉ người, con vật mà nó đã thay thế ở câu văn trước.

Đại từ có thể đảm nhiệm nhiều vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay định ngữ, bổ ngữ của danh từ, động từ, tính từ…

Ví dụ:

– Long đi du học rồi. Mọi người đều cảm thấy nhớ nó.

Từ “nó” sử dụng trong câu này là để chỉ người, đảm nhiệm vai trò bổ ngữ cho động từ “nhớ” đứng liền trước nó.

– Tập thể dục là hoạt động thể chất quan trọng của cơ thể. Nó giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe tốt hơn.

Từ “nó” sử dụng trong câu này là để chỉ hành động, đảm nhiệm vai trò chủ ngữ trong câu.

Tham khảo

Đại từ là gì trong tiếng Việt

dai-tu-la-gi-lop-7
Đại từ là gì lớp 7

Đại từ là gì tiếng Việt được biết đến là những từ dùng để xưng hô hay dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, tránh việc lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Chức năng của đại từ trong tiếng Việt đó là chúng có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ

Cách phân loại đại từ là gì?

Đại từ trong tiếng việt về cơ bản được chia làm 3 loại:

– Đại từ nhân xưng: Còn được gọi là đại từ chỉ ngôi được dùng thay thế danh từ, chỉ mình hoặc người khác khi giao tiếp. Đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi đó là ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói, ngôi thứ 2 dùng để chỉ người nghe, ngôi thứ 3 chính là người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 nói tới.

– Đại từ dùng để hỏi: Ai, bao nhiêu, cái nào…

– Đại từ dùng để thay thế cho từ ngữ đã dùng: Vậy, thế…

Bên cạnh các đại từ xưng hô phổ biến thì trong tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ xưng hô bao gồm đại từ chỉ quan hệ gia đình và đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp.

– Đại từ chỉ quan hệ gia đình: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, cháu,… Nguyên tắc để sử dụng các danh – đại từ này dựa vào vị thế của các vai giao tiếp. Người đóng vai giao tiếp có quan hệ như thế nào thì sẽ sử dụng danh từ chỉ ngôi như vậy.

– Đại từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp: Bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, y tá, luật sư, giáo viên…

Theo sách giáo khoa lớp 7 thì đại từ được chia làm 2 loại: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi:

– Đại từ để hỏi về người và sự vật: cái gì, ai…

– Đại từ để hỏi số lượng: bao nhiêu, ngần nào, mấy…

– Đại từ hỏi về hoạt động, sự việc: thế nào, sao…

Vai trò của đại từ là gì?

dai-tu-la-gi-trong-tieng-viet
Vai trò của đại từ là gì

– Đại từ có thể giữ vai trò là thành phần chính của câu. Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc định ngữ, vị ngữ của danh từ, động từ, tính từ trong câu.

– Đại từ không phải lúc nào cũng làm nhiệm vụ định danh mà phần lớn có chức năng chỉ trỏ và mục đích thay thế.

Ví dụ về đại từ

Đại từ là gì cho ví dụ?

– Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Nó đã về chưa vậy?

– Đại từ để hỏi số lượng: Có tất cả bao nhiêu sinh viên tham gia đại hội lần này?

– Đại từ để hỏi hoạt động hoặc tính chất, sự việc: Diễn biến câu chuyện đó ra sao rồi?

Trên đây là nội dung giúp các bạn và các em học sinh củng cố kiến thức đại từ là gì ví dụ của nó cụ thể. Nếu thấy bài viết này hữu ích, các bạn hãy chia sẻ cho nhiều người biết hơn và đừng quên đón đọc những nội dung tiếp theo của chúng mình nhé.