Hình cắt là gì? Hình cắt thể hiện điều gì?

Chắc hẳn bất kỳ ai trong chúng ta đều đã một lần nhìn thấy những bản vẽ kỹ thuật bởi ứng dụng của chúng trong cuộc sống là không thể phủ nhận, ở khắp các ngành nghề như xây dựng, cơ khí… Một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện bản vẽ kỹ thuật chính là hình cắt. Hãy cùng khodienmay.inffo tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết dưới đây, để xem hình cắt là gì và hình cắt có công dụng gì nhé.

Hình cắt là gì?

hinh-cat-la-gi
Hình cắt có công dụng gì?

Cách xây dựng hình cắt

Giả sử chúng ta dùng một mặt phẳng tưởng tượng song song với một mặt phẳng hình chiếu sau đó cắt vật thể ra làm hai phần. Chiếu vuông góc phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu nằm song song với mặt phẳng cắt đó.

Khái niệm hình cắt

Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên một mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt, hình cắt chính là hình biểu diễn phần vật thể với mặt cắt bao gồm cả đường bao của vật thể đó sau mặt phẳng cắt.

Phân loại hình cắt

Hình cắt bao gồm những kiểu sau:

Hình cắt toàn bộ

hinh-cat-toan-bo
Hình cắt toàn bộ

Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn cụ thể hình dạng bên trong của vật thể. Nó sử dụng một mặt phẳng cắt để chia vật thể thành hai phần.

Hình cắt một nửa

hinh-cat-mot-nua
Hình cắt một nửa

Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, được ngăn cách nhau bằng nét gạch chấm mảnh

Hình cắt 1 nửa dùng để biểu diễn những vật thể có tính chất đối xứng. Các nét đứt ở nửa hình chiếu được thể hiện trên nửa hình cắt nên ta không cần vẽ.

Hình cắt cục bộ

hinh-cat-cuc-bo
Hình cắt cục bộ

Hình cắt cục bộ dùng để biểu diễn phần vật thể dưới dạng hình cắt, được ngăn cách với phần còn lại của vật thể bằng nét gạch chấm có độ mảnh. Đường giới hạn của phần hình cắt được thể hiện bằng nét lượn sóng.

Khái niệm bản vẽ kĩ thuật

hinh-cat-co-cong-dung-gi
Hình minh họa một bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kĩ thuật (thường được gọi tắt là bản vẽ) trình bày thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ cùng với các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường được vẽ theo tỉ lệ đã quy định.

Bản vẽ kỹ thuật được coi như là ngôn ngữ để các kiến trúc sư, nhà thiết kế mô tả kích thước, hình dáng, đặc tính thậm chí là cả vật liệu kỹ thuật của các chi tiết, kết cấu, vật thể…

Cũng có thể nói bản vẽ kỹ thuật là những tác phẩm mà ngành kỹ thuật tạo ra, nó là cầu nối giữa người thiết kế, người thi công và người sử dụng sản phẩm của kỹ thuật. Trong bản vẽ kỹ thuật sẽ bao gồm các hình biểu diễn như hình cắt, hình chiếu, các yêu cầu về kỹ thuật, số liệu ghi kích thước vật thể, chi tiết…

Vậy có những loại bản vẽ kỹ thuật nào? Mỗi lĩnh vực lại có loại bản vẽ riêng của ngành mình, trong đó có 2 loại bản vẽ thường gặp thuộc hai lĩnh vực quan trọng là:

Bản vẽ cơ khí: Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, lắp ráp cũng như sử dụng các loại máy móc và thiết bị.

Bản vẽ xây dựng: Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ có liên quan đến thiết kế, thi công và sử dụng các công trình kiến trúc, xây dựng.

Hiện nay do công nghệ đã phát triển nên những bản vẽ kỹ thuật không còn phải vẽ bằng tay và sử dụng các dụng cụ như bút, thước nữa. Chúng ta hoàn toàn có thể vẽ kỹ thuật trên những phần mềm chuyên dụng như Autocad, 3D max, Photoshop… Tất nhiên trước khi sử dụng những phần mềm này thì người dùng cần phải có kiến thức cơ bản về môn vẽ kỹ thuật cũng như am hiểu tất cả những khái niệm liên quan trong đó có hình cắt.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản về khái niệm hình cắt là gì cũng như ứng dụng cơ bản của nó. Nếu các bạn vẫn còn gì thắc mắc về vấn đề này, hãy để lại bình luận ngay bên dưới cho chúng mình để được giải đáp cụ thể hơn nhé.