Khẩu nghiệp là gì? [Tổng hợp] Làm sao để bớt khẩu nghiệp

Khẩu nghiệp là một câu nói đùa được giới trẻ hiện nay sử dụng như một trend hot. Thực chất khẩu nghiệp có căn nguyên từ rất lâu đời đã được con người ghi chép trong kinh Phật. Cũng là một trong những nghiệp mà con người dễ mắc phải nhất. Trong bài viết này khodienmay.info sẽ giúp bạn hiểu hơn về khẩu nghiệp là gì, những khẩu nghiệp nào tuyệt đối không nên phạm phải và làm sao để bớt khẩu nghiệp, theo dõi nhé!

Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp hay còn được gọi là ngữ nghiệp hiểu nôm na là nghiệp bắt nguồn từ lời nói mà ra. Đối với cuộc sống hàng ngày có không ít lần chúng ta nói ra những lời, ý xấu gây tổn thương người khác dù vô tình hay cố ý. Tất cả những điều này vô tình đã tích dần nghiệp vào bản thân mà không phải ai cũng nhận ra được.

khau-nghiep-la-gi
Khẩu nghiệp có nghĩa là gì?

Theo đạo Phật, khẩu nghiệp là một trong 4 nghiệp nặng nhất mà con người rất dễ mắc phải. Bởi lời nói ra có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, vô tình khiến người khác cảm thấy phiền não, đau khổ, sự đổ vỡ,…thậm chí day dứt cả đời.

Người xưa thường nói: “Họa từ miệng mà ra” hay “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, “ lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”…để nhằm mục đích răn đe, khuyên răn phải suy nghĩ cẩn trọng trước những lời nói của mình.

Các loại khẩu nghiệp tránh phạm phải

Theo Phật giáo cho rằng có 4 loại khẩu nghiệp cần phải tránh mắc phải trog cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Cụ thể:

Vọng ngữ

Vọng ngữ được hiểu là những lời nói láo, nói dối không đúng với sự thật. Đối với Phật giáo chữ tín, lòng tin được xem trọng trong cách đối xử giữa con người và con người. Nếu bạn lừa lọc, lợi dụng lòng tin của người khác bằng những lời nói dối vậy là bạn đã mắc phải khẩu nghiệp.

Lời nói dối của bạn đã khiến người nghe bị ảnh hưởng, từ đó họ mắc phải những chuyện xấu không tốt. Lúc đó, bạn sẽ gánh nghiệp nặng hơn. Thế nhưng, trong cuộc sống chúng ta thường chứng kiến rất nhiều lời nói dối vô hại mang ý nghĩa tích cực. Vậy nên tùy từng trường hợp, từng sự việc sẽ có sự định đoạt có tội hay phúc khác nhau.

Ỷ ngữ (Xảo ngữ)

Là những lời nói xảo trá, khiêu khích, thêu dệt về người khác với ý không tốt. Đó là những người thích nói móc, nói xỉa, khích bác, châm chọc người khác chính là đang tự tạo nghiệp cho mình. Chẳng những lời nói đó không giúp họ tốt lên mà còn tự chuốc lấy những điều không tốt lành.

Điển hình nhất trong ỷ ngữ này phải trả đó là việc bị mọi người không xem trọng, bị xa lánh, không nhận được sự yêu thương quý mến của mọi người xung quanh. Thậm chí nếu gặp phải người xấu thì họ sẽ dễ bị trả đũa là điều khó tránh.

Lưỡng thiệt – ba phải

khau-nghiep-tu-mieng
4 loại khẩu nghiệp nên tránh xa không nên phạm phải

Lưỡng thiệt được hiểu là những lời nói 2 mặt, người ba phải. Những người này thường sống 2 mặt, có sở thích “ đâm bị thóc chọc bị gạo” lời nói thường hùa theo gây nhiễu loạn, là một trong những loại bị ghét nhất trong 4 loại khẩu nghiệp.

Đây cũng là những người được gắn mác nham hiểm mà bạn nên tránh xa, phải e dè khi chơi, tốt nhất không nên kết giao trong cuộc sống hàng ngày. Vì chưa biết lúc nào họ sẽ là người cố tình phá rối, gài bẫy sau lưng mình.

Ác khẩu – Thiến ngữ

Là nghiệp nặng nhất và có mức độ cao nhất của khẩu nghiệp mà người nói dùng những lời lẽ thô thiển, ác ý nhắm vào người khác. Những lời nói thô thiển, kích động có thể xác phạm trực tiếp đến danh dự, uy tín, tinh thần của người khác.

Những người này thường là người hay nóng nảy, dễ mắng nhiếc, chửi rủa người khác khiến người nghe bị tổn thương bởi những lời nói ác khẩu.

Do đó, trong cuộc sống hàng ngày cần phải biết học cách tiết chế cảm xúc, suy nghĩ thật thấu đáo để giảng giải lời đúng thay vì lớn tiếng chửi cho sướng miện mà tạo nghiệp chướng, rồi gặp quả báo cho tương lai của mình.

Hậu quả của khẩu nghiệp từ miệng là gì?

Rất nhiều người vẫn phạm phải khẩu nghiệp từ miệng mỗi ngày mà không cảm thấy hề hấn gì. Liệu khẩu nghiệp sẽ để lại hậu quả báo ứng như thế nào, những tội lỗi mà nó kết thành có gây ảnh hưởng đến ta không?

Theo nhà Phật, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng luôn được coi trọng và nhắc nhở tránh phạm phải. Hậu quả nhãn tiền của nghiệp chướng này được sử dụng với 2 chữ “nghiệp quật”. Quả báo sẽ không sót một ai nhưng nó chỉ là vấn đề thời gian đến nhanh hay chậm mà thôi.

Có rất nhiều hậu quả báo ứng khác nhau mà người mắc tội khẩu nghiệp có thể phải gánh. Đó thường là:

  • Người hay oán thán sẽ sống cả đời bần hàn, khó có được cuộc sống an nhàn, vui vẻ mà mình muốn.
  • Người hay chì chiết, chửi rủa, quát mắng người khác luôn mồm luôn miệng ít khi được người khác yêu mến. Lúc gặp hoạn nạn sẽ không có ai cần kề giúp đỡ, chia sẻ.
  • Người sống nịnh nọt, ba phải gió chiều nào theo chiều đó ít được trọng dụng, khó thăng tiến trong sự nghiệp. Dù có thăng tiến cũng khó ngồi vững và nhanh chóng bị người khách hạ bệ.
  • Người sống hay đặt điều, thích châm chọc người khác khó tìm được người bạn tâm giao. Cuối cùng trong cuộc sống lẫn sự nghiệp chỉ 1 mình độc hành khó có được bạn tâm giao.
  • Có thể đọc những sách kinh dành cho khẩu nghiệp của Phật giáo và tích đức, đi chùa để giảm bớt tội, bớt bị quả báo từ khẩu nghiệp đem lại.

Tổng hợp cách để bớt khẩu nghiệp là gì?

Từ xa xưa các cụ đã có câu khẩu nghiệp chân ngôn như: “Gieo nhân nào gặp quả ấy”. Chính vì thế, tu được khẩu sẽ mang đến nhiều phúc đức cho bản thân.

cach-tu-khong-khau-nghiep
Cách tu để không mắc khẩu nghiệp đến với bản thân

Vậy làm sao để không khẩu nghiệp, làm sao để tu khẩu dưỡng đức? Mỗi người sẽ có một cách tu của riêng mình trong đó không thể thiếu những điều sau:

  • Không lấy nhược điểm của người khác mang ra diễu cợt, chế nhạo làm niềm vui cho mình.
  • Không nói xấu, đơm đặt, nói không đúng sự thật về người khác mà mình không hề biết rõ.
  • Nói lời nhẹ nhàng, không khẩu nghiệp, không quát mắng bằng những lời lẽ thô thiển, xúc phạm người khác.
  • Đối với cha mẹ, người thân không nói lời cay đắng, không khiến người thân yêu của mình bị tổn thương.
  • Luôn tìm hiểu rõ đầu đuôi mọi chuyện cũng như lời nói từ 2 phía, không phán xét chủ quan theo cảm tính của bản thân.
  • Luôn biết kiềm chế cảm xúc, làm chủ lời nói của mình, nghĩ trước khi nói trong bất cứ hoàn cảnh nào.
  • Không phỉ báng thần linh, không nói những lời không tốt về tín ngưỡng của người khác.

Trên đây là bài viết chia sẻ về khẩu nghiệp là gì, những khẩu nghiệp không nên phạm và cách bớt khẩu nghiệp. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thể tiết chế được lời nói của mình để tránh gặp phải những hậu quả không đáng có nhé.