Miễn nhiệm là gì? Điểm khác biệt giữa miễn nhiệm và bãi nhiệm

Miễn nhiệm là một thuật ngữ được sử dụng vô cùng thường xuyên trong pháp luật cũng như trong việc quản lý nhân sự nhà nước, doanh nghiệp. Vậy miễn nhiệm là gì, miễn nhiệm có đặc điểm như thế nào và có có gì khác so với hình thức bãi nhiệm? Hãy cùng tìm hiểu về miễn nhiệm thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu miễn nhiệm là gì?

Căn cứ vào khoản 6 điều 7 của Luật Cán bộ và Công chức 2008:

“Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”

Đối với tổ chức hay doanh nghiệp thì không có quy định cụ thể về việc miễn nhiệm như thế nào. Nhưng chúng ta cũng có thể hiểu miễn nhiệm là việc bãi bỏ chức vụ, chức danh của một người nào đó khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn giữ chức vụ.

mien-nhiem-la-gi
Miễn nhiệm là việc công chức, cán bộ, quản lý thôi giữ chức vụ của mình

Miễn nhiệm được thực hiện trong các tình huống nào?

Việc miễn nhiệm cán bộ, công chức nhà nước thực hiện theo Điều 29, Điều 30 Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 66 Khoản 1 Nghị định-Luật số 138/2020/NĐ-CP.

Công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

  • Hai năm liền xếp loại chất lượng ở cấp độ không hoàn thành nhiệm vụ;
  • Chưa xử lý kỷ luật sa thải nhưng do yêu cầu chuyển công tác;
  • Đã hai lần bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo trong cùng một nhiệm kỳ;
  • Bị cơ quan có thẩm quyền xác định vi phạm Quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng;
  • Dựa vào các căn cứ miễn nhiệm khác do Đảng và pháp luật quy định.

Thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cán bộ có thể từ chức hoặc xin thôi giữ chức vụ, xin miễn nhiệm:

  • Không đủ sức khỏe;
  • Không đủ năng lực và uy tín;
  • Theo yêu cầu nhiệm vụ;
  • Vì lý do khác.

Những người có thẩm quyền miễn nhiệm cán bộ, công chức nhà nước

Quyền miễn nhiệm cán bộ, công chức nhà nước được quy định như sau:

  • Quốc hội có thẩm quyền: miễn nhiệm các chức vụ như Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng thời Quốc hội cũng có thẩm quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
  • Chủ tịch nước có thẩm quyền miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Hội đồng nhân dân có thẩm quyền: miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các đại biểu khác của Hội đồng nhân dân, Chủ nhiệm và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân, Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp.
khi-nao-bai-nhiem-co-hieu-luc
Các cơ quan, ban ngành khác nhau sẽ phụ trách việc bãi nhiệm công chức riêng
  • Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền: miễn nhiệm Thứ trưởng và các chức vụ tương đương khác; miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phê chuẩn việc miễn nhiệm các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Bộ trưởng có thẩm quyền miễn nhiệm vụ trưởng, phó vụ trưởng và các chức vụ tương đương;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền: miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc cách chức các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp dưới; cán bộ, công chức dưới quyền theo quy định của nhà nước.
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền: miễn nhiệm Chánh toà, Phó Chánh tòa các tòa chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán.
  • Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương có thẩm quyền: miễn nhiệm Chánh toà, Phó Chánh toà, trách xã các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương trừ Phó Chánh án, Thẩm phán.

Hệ quả của việc miễn nhiệm

Người đã bị miễn nhiệm không còn công tác, giữ chức vụ ở vị trí đó mà có thể giữ chức vụ, vị trí khác trong cơ quan nhà nước. Khác với cách chức, bãi nhiệm, cán bộ sẽ không còn làm việc trong cơ quan nhà nước nữa.

Theo quy định về quản lý và sử dụng công chức, công chức sau khi miễn nhiệm được hưởng chế độ đãi ngộ như sau:

  • Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do miễn nhiệm sẽ được người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp bố trí, phân công công tác khác sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và năng lực, trình độ của công chức đó.
  • Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm do sức khoẻ không thể tiếp tục lãnh đạo, quản lý thì được bảo lưu phụ cấp tại chức trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
  • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị khai trừ do không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa đến mức xử phạt khai trừ; do kém năng lực, bị hạ uy tín; do vi phạm các quy định nội bộ có liên quan đến quy định về bảo vệ chính trị của cơ quan có thẩm quyền thì thôi hưởng phụ cấp kể từ ngày có quyết định bị buộc miễn nhiệm.

Miễn nhiệm trong doanh nghiệp là gì?

Trong một doanh nghiệp, các chức danh trong công ty có thể miễn nhiệm là:

mien-nhiem-trong-doanh-nghiep-la-gi
Trong doanh nghiệp cũng có thể bãi nhiệm các vị trí quản lý
  • Đối với công ty cổ phần, các chức danh có thể miễn nhiệm là: Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kiểm soát viên và những người quản lý khác của công ty.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, các chức danh như: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các cán bộ khác của công ty có thể được miễn nhiệm.

Điểm khác biệt giữa miễn nhiệm và bãi nhiệm là gì?

Miễn nhiệm và bãi nhiệm đều là các hình thức xử lý cán bộ, quản lý khiến họ không giữ chức vụ vốn có của mình nữa. Tuy nhiên, đây là hai hình thức khác biệt hoàn toàn. Những điểm khác biệt giữa hai hình thức này được trình bày trong bảng như sau.

  Miễn nhiệm Bãi nhiệm
Khái niệm Miễn nhiệm là việc mà cán bộ, công chức không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, thời gian bổ nhiệm. Bãi nhiệm là việc công chức bị buộc thôi giữ chức vụ do vi phạm pháp luật, đạo đức, liêm chính. Điều này dẫn đến việc cán bộ, công chức không còn xứng đáng để tiếp tục đảm nhiệm các chức vụ do cơ quan nhà nước giao cho.
Tính chất Miễn nhiệm là hình thức giải quyết cho công chức, cán bộ thôi giữ chức vụ, chức danh cụ thể. Bãi nhiệm là một hình thức kỷ luật bị áp dụng cho các công chức, cán bộ vi phạm.
Hình thức Người giữ chức vụ xin miễn nhiệm được cấp trên đồng ý.

Do chưa hoàn thành nhiệm vụ, công việc yêu cầu… cấp trên quyết định miễn nhiệm.

Các cử tri và cơ quan quản lý thực hiện biểu quyết bãi nhiệm. Việc bãi nhiệm phải được 2/3 tổng số phiếu tán thành mới được thực hiện.
Điều kiện áp dụng Các tổ chức có thể miễn nhiệm các cá nhân dựa trên 2 năm liên tiếp không đạt yêu cầu công việc.

Các lý do không hoàn thành nhiệm vụ có thể kể đến như: lý do sức khỏe không đảm bảo, năng lực kém, không có uy tín công việc hoặc do yêu cầu nhiệm vụ khác…

Cán bộ, công chức bị bãi nhiệm là những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện công việc. Ngoài ra, lý do bãi nhiệm còn có vi phạm tư cách đạo đức, không xứng đáng với vị trí được giao.
Hệ quả Công chức bị miễn nhiệm sẽ được bố trí công việc dựa trên chuyên môn được đào tạo.

Công chức lãnh đạo, quản lý xin miễn nhiệm chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Người bị miễn nhiệm cũng có thể nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.

Người bị bãi nhiệm sẽ bị xử lý kỷ luật.

Bị buộc thôi việc và không giữ bất cứ chức vụ nào trong nhà nước nữa.

Luật quy định Quy định trong khoản 6, điều 7, điều 78 Luật Cán bộ Công chức 2008. Quy định trong khoản 7 điều 7, điều 30, điều 54 của Luật Cán bộ Công chức 2008.

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi miễn nhiệm là gì, đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin về miễn nhiệm. Miễn nhiệm và bãi nhiệm đều là những từ được dùng phổ biến trong việc quản lý cán bộ, công chức của nhà nước và các tổ chức khác. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề miễn nhiệm này.