Ngày Thất Tịch là gì? Tại sao ngày thất tịch lại ăn chè đậu đỏ

Thất Tịch là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng những năm gần đây đã du nhập về Việt Nam và được các bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngày Thất Tịch là gì, ý nghĩa ngày Thất Tịch ngay trong bài viết này cũng như cách làm món chè đậu đỏ nổi tiếng nhé.

Ngày Thất Tịch là gì?

ngay-that-tich-la-gi
Ngày thất tịch là ngày nào

Ngày Thất Tịch là ngày nào? Văn hoá phương Đông có một ngày đặc biệt dành cho tình nhân tương tự với ngày Valentine đó là ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch. Ngày lễ Thất Tịch được phổ biến ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Đây được xem là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” hay chính là ngày mà Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Thường thì vào ngày này trời sẽ mưa to, báo hiệu cho việc Ngưu Lang Chức Nữ đã được gặp nhau nhưng do sự biến đổi của khí hậu, nên nhiều năm gần đây ngày Thất Tịch có thể sẽ không có mưa.

Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa ngày Thất Tịch

Tìm hiểu ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Lễ Thất Tịch ở mỗi đất nước sẽ có một chút khác biệt trong phong tục, nhưng ngày Thất Tịch bắt nguồn là từ Trung Quốc gắn liền với sự tích về Ngưu Lang và Chức Nữ.

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu nhà nghèo nhưng tốt tính, hiền lành đã nhận được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. Nàng là người chuyên dệt nên các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã nên duyên vợ chồng và cùng nhau trải qua những tháng ngày hạnh phúc. Nhưng những ngày đó cũng chớm tàn, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của của Ngọc Hoàng. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng chàng đã bị chặn ở con sông Thiên Hà, nơi là ranh giới giữa hai cõi.

Ngưu Lang vẫn kiên trì chờ đợi chứ không chịu rời đi. Cũng từ đó mà ở cạnh sông Thiên đã xuất hiện thêm một vì sao là sao Ngưu Lang.

Cảm động trước tấm chân tình sâu sắc của đôi uyên ương, Vương Mẫu đồng ý cho họ mỗi năm được gặp nhau 1 lần vào ngày Thất Tịch chính là ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch.

Mỗi khi đến lễ Thất Tịch ở Trung Quốc, đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch những người phụ nữ sẽ cầu nguyện để mình có được đôi bàn tay khéo léo. Còn ngày nay các cô gái trẻ thường trưng bày các vật dụng nghệ thuật để cầu mong lấy được chồng tốt.

Tìm hiểu ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Nhật Bản

ngay-that-tich-la-ngay-nao
Ngày Thất Tịch là ngày mấy tại Nhật Bản?

Ở Nhật Bản ngày lễ Thất Tịch gọi là lễ Tanabata, vào ngày này người Nhật sẽ viết những mong muốn, ước nguyện của bản thân mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku. Sau đó họ treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, như ý, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.

Các bạn trẻ ở Nhật vào ngày này cũng tới các đền thờ trong lễ Tanabata để cầu nguyện, mong sớm có thể tìm thấy nửa kia.

Tìm hiểu ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Hàn Quốc

Trong văn hoá của người Hàn Quốc thì lễ Thất Tịch được gọi là lễ Chilseok. Các hoạt động và ý nghĩa của Chilseok cũng sẽ có những khác biệt so với văn hoá Trung Quốc.

Vì thời gian lễ Chilseok diễn ra sẽ vào đúng lúc thời tiết nóng nực đi qua và mùa mưa đã đến nên những hạt mưa rơi trong ngày này gọi là nước Chilseok. Trong lễ hội của họ cũng sẽ có thêm rất nhiều bí ngô, dưa chuột và dưa hấu.

Người Hàn thường tắm trong ngày lễ này với mong muốn đem lại sức khỏe tốt cùng với ăn bánh mì nướng trong ngày lễ Chilseok.

Tìm hiểu ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Việt Nam

Lễ Thất Tịch ở Việt Nam hay còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Sở dĩ gọi như vậy vì trời thương mưa rả rích trong ngày đó nên người ta gọi là mưa ngâu.

Tương truyền rằng mưa ngâu chính là những giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi cả năm mới gặp nhau. Hằng năm vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, trọng lễ được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ cầu tình duyên, mong có con đàn cháu đống và gia đình hạnh phúc. Người ta tin rằng nếu hai người yêu nhau nếu cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi được bên nhau.

Xem thêm

  • Giải mã ý nghĩa Xì trây là gì, khi nào nên dùng từ xì trây
  • Deal là gì? [Tổng hợp] Tất cả những điều bạn cần biết

Vì sao mọi người lại ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch?

Bật mí câu chuyện ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch

Theo quan niệm ở nhiều nước phương Đông, đậu đỏ mang lại sự may mắn bởi màu đỏ đặc trưng cho sự tốt lành, tấn tới. Truyền thuyết cho rằng những người ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch nếu còn làm cẩu độc thân sẽ nhanh chóng tìm được người yêu, còn đã có đôi thì sẽ được bên nhau trọn đời trọn kiếp.

Tuy không biết chắc rằng truyền thuyết này có thật hay không nhưng ăn chè đậu đỏ đã trở thành trào lưu của giới trẻ mỗi khi đến ngày 7 tháng 7 âm lịch, đây được xem là “cơ hội” cho hội FA thoát ế, gặp được nửa kia đúng theo ý nguyện.

Xem thêm: Rằm tháng 7 là ngày gì? Ý nghĩa ngày rằm tháng 7

Cách nấu chè đậu đỏ

Trong thời tiết nóng bức của ngày Thất Tịch, được ăn một bát chè đậu đỏ ngọt mát thì còn gì tuyệt vời hơn. Có thể ăn chè xong bạn không có người yêu ngay, nhưng mà nó ngon. Với cách nấu chè đậu đỏ tại nhà nhanh chóng và tiện lợi bên dưới đây, các bạn sẽ có thể thưởng thức một chén chè thơm ngon vào ngày Thất Tịch mà không cần phải ra ngoài mua nhé.

Nguyên liệu nấu chè đậu đỏ cho 2 người

Đậu đỏ: 300 gam.

Đường: 250 gam.

Bột năng: 100 gam.

Nước cốt dừa: 1 hộp.

Nên chọn hạt đậu đỏ có màu đỏ tươi, không bị sâu mọt và không có những dấu hiệu mốc hay mùi khó chịu.

Nên chọn hạt đậu đỏ có kích thước vừa phải để sau khi nấu đậu đạt được độ mềm đồng đều và vị bùi ngon.

Không nên chọn những hạt đậu đỏ quá to, vì những hạt này thường ăn không ngon, ít chất dinh dưỡng hơn những hạt nhỏ và đặc biệt chúng thường tạo ra vị chát nhẹ khi ăn.

Cách chế biến chè đậu đỏ

Các bạn chọn những hạt đậu đỏ to đồng đều nhau và không bị sâu. Ngâm đậu đỏ với nước trong khoảng 6 đến 8 tiếng đồng hồ hoặc tốt nhất là ngâm đậu để qua đêm và nấu vào sáng hôm sau. Việc ngâm đậu này giúp cho chè mau chín hơn.
Sau khi ngâm, các hạt đậu đỏ lúc này sẽ nở ra to và mềm hơn. Khi bẻ đậu làm đôi được thì các bạn tiến hành vớt đậu ra, rửa sạch và loại bỏ những hạt sâu mọt còn sót lại, sau đó để đậu ráo nước.
Cho khoảng 1 lít nước vào nồi ngập hết đậu. Sau đó nấu đậu trên bếp từ 30 đến 40 phút, có thể cho thêm vào đậu một chút muối để vị đậm đà.
Đợi đến khi các hạt đậu đỏ mềm và chín đều, các bạn cho thêm đường vào nồi, khuấy đều cho đường tan hết.
Hòa tan bột năng với nước và đổ từ từ vào nồi đậu, chú ý cần khuấy đều tay đến khi bột không còn bị vón cục và tan hoàn toàn thì bạn có thể tắt bếp. Tùy theo sở thích muốn ăn chè đặc hay loãng mà các bạn có thể điều chỉnh lượng bột năng.

Trình bày thành phẩm

Múc chè ra từng bát nhỏ và đổ nước cốt dừa lên là các bạn đã có thể thưởng thức. Khi ăn, bạn có thể cho thêm đá và tùy chỉnh lượng nước cốt dừa theo khẩu vị và sở thích của từng người. Nếu muốn ngon hơn, các bạn có thể nấu cốt dừa với một chút bột năng và đường để có xốt ăn kèm ngậy béo.

ngay-that-tich-nen-lam-gi
Ăn chè đậu đỏ là việc nên làm ngày Thất Tịch

Trên đây là thông tin về ngày Thất Tịch là gì, ý nghĩa ngày Thất Tịch để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn có một ngày Thất Tịch vui vẻ và hạnh phúc bên tình yêu của mình.