Núi lửa là gì? Tất cả những thông tin cần biết về núi lửa

Dù không xuất hiện nhiều tại Việt Nam nhưng núi lửa cũng đã là một hình ảnh vô cùng quen thuộc mà chúng ta có thể bắt gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những ngọn núi lửa lại khác nhau về cách phun trào cũng như là hình dạng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về núi lửa là gì, núi lửa tiếng Anh là gì để xem điều gì làm cho chúng trở nên độc đáo như vậy nhé.

Núi lửa là gì?

Núi lửa tiếng Anh là volcano. Đây là một nơi mà các vật chất từ bên trong lõi Địa cầu giải phóng lên bề mặt. Thành phần chính của những vật chất này bao gồm đá nóng chảy đến từ một lớp trên trái đất gọi là Vỏ trái đất.

Cấu tạo của núi lửa là gì?

nui-lua-la-gi
Cấu tạo núi lửa

Một ngọn núi lửa có nhiều thành phần cơ bản. Bên dưới núi lửa có một túi chứa đá nóng chảy gọi là lò dung nham. Dung nham chảy qua một vết nứt được gọi là miệng núi lửa từ lò magma lên đến bề mặt trái đất. Magma được thoát ra khỏi núi lửa qua miệng núi. Nếu núi lửa phun trào dữ dội thì tro và đá sẽ bắn lên bầu trời. Nhiều vật chất thoát ra và tụ lại bên hông núi lửa, chồng thành nhiều lớp. Các lớp này chính là lớp khoáng chất. Sau nhiều vụ phun trào, các lớp này chồng lên nhau hình thành nên hình dạng nón của núi lửa như chúng ta hay nhìn thấy.

Phân loại núi lửa

Có 3 loại núi lửa chính là: núi lửa hình thang, núi lửa hình lá chắn và núi lửa hình chóp.

Núi lửa hình thang là loại núi lửa phổ biến nhất, thường khá nhỏ với bề mặt dốc và miệng núi lửa có một lỗ to. Chúng phun các mảnh đá nhỏ gần miệng núi lửa, hình thành một hình nón nhỏ từ các lớp dung nham nguội.

Núi lửa hình lá chắn được hình thành từ một lượng rất lớn dung nham lỏng. Dung nham phun ra khỏi miệng núi lửa rồi chảy xuống triền núi, tạo thành một hình nón rộng thoai thoải. Núi lửa lớn nhất thế giới Mauna Loa ở Hawaii chính là hình dạng này.

nui-lua-lon-nhat-the-gioi
Hình ảnh núi lửa lớn nhất thế giới

Núi lửa hình chóp là một núi lửa có hình nón cao và bề mặt núi cực kỳ dốc, đây là hình dáng điển hình mà hầu hết mọi người hình dung khi nhắc đến núi lửa. Chúng được tạo thành từ những lần núi lửa phun trào dữ dội với đá và nham thạch. Hình dáng của chúng được làm từ lớp tro (tro bụi và đá bị phun ra bầu trời) và dung nham nguội. Ngọn núi St. Helens ở Washington chính là một ví dụ.

Có thể bạn quan tâm:

Sự phun trào núi lửa

nui-lua-phun-trao
Hình núi lửa phun trào

Khi núi lửa phun trào, chúng ta không có cách nào ngăn chặn sức mạnh hủy diệt khủng khiếp của nó. Cách duy nhất để hạn chế thiệt hại chính là phát hiện ra dấu hiệu trước khi chúng bắt đầu phun trào và cảnh báo cho người dân sống xung quanh đó di tản. Các nhà khoa học và kỹ sư đã chế tạo ra các thiết bị thông báo cho chúng ta biết khi nào vụ phun trào có thể xảy ra.

Một vài dấu hiệu thể hiện núi lửa chuẩn bị phun trào bao gồm động đất, rò khí ga, thay đổi vùng từ trường và chính bản thân ngọn núi lửa thay đổi hình dáng. Động đất bắt đầu khi lớp magma trào lên bên trong núi lửa. Các kỹ sư sử dụng thiết bị gọi là địa chấn kế để phát hiện những trận động đất này. Khi lò magma trở nên lớn hơn, đánh dấu khả năng xuất hiện của vụ phun trào, lớp đá bên trên lò sẽ được đẩy lên làm thay đổi hình dạng của núi lửa.

Đề phát hiện sự thay đổi hình dáng núi lửa, người ta khảo sát ngọn núi hoặc dùng thiết bị được gọi là đồ đo độ nghiêng nhằm phát hiện sự thay đổi độ nghiêng của cấu trúc. Các thiết bị khác giúp đo lường lượng khí ga thoát ra khỏi núi lửa như là một dấu hiệu khác của vụ phun trào. Các kỹ sư sẽ thiết kế và dựng một công cụ phát thiện những thay đổi cực nhỏ của núi lửa để những người dân sống xung quanh núi lửa có thể được cảnh báo kịp thời và được an toàn.

Hậu quả của núi lửa phun trào

Việc làm rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của nó cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như những hậu quả khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào.

Núi lửa gây tác động đến những hoạt động địa chất, cụ thể nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước lúc núi lửa phun lên trên mặt, những vật liệu sẽ di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi là kèm theo cả tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng như trượt lở đất, nứt đất, sụt lún.

Núi lửa phun trào làm biến đổi địa hình: Dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham.

Tác động tới môi trường tự nhiên sống của con người: Dung nham nóng chảy trào lên mặt đất với số lượng lớn và tốc độ cực kỳ nhanh, khi phủ trên diện rộng có thể huỷ diệt vật thể sống, biến đổi môi trường tự nhiên quanh khu vực hoạt động.

Gây cháy rừng: Tác hại của núi lửa còn có thể huỷ diệt, làm suy giảm tài nguyên sinh học của vùng tác động, làm tăng tính nhạy cảm với các tai biến xói mòn đất như lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất…

Gây nên thảm họa sóng thần: Những vụ núi lửa hoạt động ở khu vực biển có thể tạo ra những con sóng với độ cao vô cùng khủng khiếp, điển hình là núi lửa Krakatoa ở Indonesia.

Ô nhiễm môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến khí hậu và tầng ozon: Khi núi lửa phun trào, lượng lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trên bầu trời.

Núi lửa ở Việt Nam

nui-lua-viet-nam
Núi lửa Gia Lai – Chư Đăng Ya

Núi lửa ở đâu trên bản đồ Việt Nam? Có một điều khá bất ngờ là ngay ở thủ đô Hà Nội cũng có núi lửa. Khu vực Vườn quốc gia Ba Vì hiện nay vào thời xa xưa cũng là một ngọn núi lửa. Tuy nhiên, núi lửa khu vực này là một núi lửa cổ, lần hoạt động gần nhất đã cách đây gần 200 triệu năm.

Hiện núi lửa tại Ba Vì chỉ còn là tàn tích chứ không có nguy cơ hoạt động trở lại. Hiện trên đất liền ở Việt Nam không có núi lửa nào có khả năng hoạt động, còn trên biển thì vẫn có nhưng không nhiều.

Ngoài Ba Vì, một ngọn núi khác vô cùng nổi tiếng cũng từng là núi lửa chính là Tam Đảo ở tỉnh Vĩnh Phúc với lần hoạt động gần nhất cách đây khoảng 220 triệu năm.

Những núi lửa còn hình hài rõ nhất là núi lửa trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), núi lửa trên đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), núi lửa Chư Đăng Ya (tỉnh Gia Lai) và núi lửa ở tỉnh Bình Phước.

Biểu hiện hoạt động của núi lửa cuối cùng ở Việt Nam từng xảy ra ở ngoài khơi tỉnh Phan Thiết. Vào tháng 2 năm 1923, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật Bản đã nhìn thấy ở vùng biển này xuất hiện một đám khói đen, kèm theo cột hơi nước dày đặc bốc cao đến hơn 2.000m, cùng với những tiếng nổ mạnh.

Ngày 8 tháng 3 năm đó, quá trình núi lửa phun trào đã xảy ra, nhưng khá yếu. Ngày 15 tháng 3 năm 1923, núi lửa tạm ngừng phun để đến 20 tháng 3 năm 1923 nó đã phun trở lại lần cuối.

Kết quả đợt phun trào ấy hình thành một hòn đảo từ tro bụi núi lửa và được đặt tên là Hòn Tro.

Sau này, đảo Hòn Tro đã bị sóng gió đánh tan. Lý do là vì nó được hình thành từ những sản phẩm núi lửa chưa được kết cấu chặt chẽ.

Như vậy với bài viết trên đây, khodienmay.info đã giới thiệu với các bạn núi lửa là gì, núi lửa phun trào như thế nào cùng những thông tin thú vị về núi lửa. Hi vọng là các bạn đã có thêm một số kiến thức bổ ích. Nếu thấy bài viết này hay, các bạn hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè mình cùng tham khảo nhé.