Quy định tốc độ xe máy trên đường quốc lộ và khu dân cư 

Các quy định về giới hạn tốc độ xe máy trên đường quốc lộ và khu đông dân cư lần lượt ra đời nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Các quy định này bắt buộc người tham gia giao thông phải thực thi nếu không phải chịu các hình phạt về mặt pháp lý liên quan đến tốc độ. 

Giới hạn tốc độ xe máy trên đường quốc lộ quy định thế nào? 

Dựa trên thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã quy định về tốc độ cũng như khoảng cách an toàn của các dòng xe cơ giới quy định về tốc độ xe máy ngoài khu đông dân cư như sau: 

Theo điều 8, thông tư quy định về tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) hoặc những loại xe trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là không được vượt quá 40km/h.

Tốc độ quy định của xe máy trên đường quốc lộ
Tốc độ quy định của xe máy trên đường quốc lộ

Xem thêm: Lốp xe máy hãng nào tốt nhất trên thị trường hiện nay

Trong đó, theo điều 3.40 dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì xe gắn máy là chỉ các phương tiện chạy bằng động cơ, sở hữu 2 bánh hoặc 3 bánh và có vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 50km/h. Nếu như xe dẫn động bằng động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương của xe không được vượt quá 50cm3 (50 phân khối). 

Đối với dòng xe motor thì theo điều 3.39 đã quy định như sau: Moto là loại xe cơ giới dạng 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự khác di chuyển bằng động cơ có dung tích xi lanh 400kg đối với các loại xe 2 bánh hoặc có khối lượng chuyên chở cho phép xác định dựa vào giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong khoảng 350 đến 500 kg (với dòng xe 3 bánh – đây là khái niệm không bao gồm dòng xe gắn máy đã nêu ra ở phía trên). 

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về giới hạn tốc độ xe máy dành cho mô tô như sau: Xe mô tô chạy trên đường quốc lộ có thể đạt tốc độ tối đa khoảng từ 70km/h đối với đường đôi và đường 1 chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên. Đối với đường 2 chiều hoặc đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ cho phép tối đa là 60km/h. 

Xe mô tô được quy định tốc độ không quá 70km/h
Xe mô tô được quy định tốc độ không quá 70km/h

Giới hạn tốc độ xe máy trong khu đông dân cư

Theo điều 8, thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, thì: 

Tốc độ tối đa cho phép đối với các dòng xe máy chuyên dụng lưu thông trên đường bộ trong khu đông dân cư là 40 km/h. 

Đối với dòng xe mô tô thì thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ xe máy trong khu dân cư như sau: 

Tốc độ tối đa cho phép trong khu dân cư là 60km/h đối với đường đôi (loại đường này có chiều đi chiều về và được phân biệt bằng giải phân cách ở giữa) và đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; đường 2 chiều (đường có 2 chiều đi và về trên cùng 1 phần đường. tối đa 50km/h với loại đường không được phân biệt bằng giải phân cách giữa) và đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới. 

Quy định tốc độ xe máy ở khu đông dân cư không được quá 40km/h
Quy định tốc độ xe máy ở khu đông dân cư không được quá 40km/h

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra phạt nguội xe máy ở Hà Nội 

Nếu quá tốc độ xe máy phạt bao nhiêu? 

Mức phạt tốc độ xe máy 2020 ( đây cũng là mức phạt tốc độ xe máy 2019) theo nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau: 

– Phạt tiền từ 200.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ nếu nếu như điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến 10 km/h. 

– Phạt tiền từ 600.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ đối với trường hợp điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. 

– Phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ với trường hợp điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. 

– Phạt bổ sung: Sẽ tước quyền sử dụng giấy phép lái xong với thời hạn từ 01 đến 03 tháng. 

Các lưu ý an toàn khi tham gia giao thông

– Không nên dừng xe trước hoặc phía trái lằn vạch quy định tại các chốt đèn tín hiệu giao thông. 

– Không nên rẽ phải ở những nơi đặt biển báo cấm rẽ phải. 

– Không cho xe lưu thông nếu như tín hiệu đèn đỏ còn màu hoặc cố tình tăng ga khi đèn giao thông đã báo đèn vàng. Nếu đi như vậy sẽ gây lúng túng và khó xử cho những người tham gia lưu thông từ phía đèn xong còn quyền ưu tiên và dễ gây tai nạn. 

 – Người tham gia giao thông cần chú ý giảm tốc độ nếu như thấy có biển báo đường rẽ ngang. 

Nói không với điện thoại khi tham gia giao thông
Nói không với điện thoại khi tham gia giao thông

– Cần đề phòng người đi xe máy, xe đạp quay xe và người băng qua đường đột ngột. 

– Khi tham gia giao thông cần giữ khoảng cách đúng quy định, không được bám quá gần với xe trước để có thể xử lý kịp thời khi có sự cố bất ngờ xảy ra. 

– Không được lưu thông xe vào những khu vực có biển báo cấm, cần nắm vững kiến thức về biển báo cấm khi học lái xe ô tô. 

– Khi lưu thông xe ngang qua khu dân cư, bệnh viện, trường học,… người điều khiển cần giảm tốc độ và cần quan sát thật kỹ lưỡng. 

– Khi rẽ trái, rẽ phải hoặc quay đầu cần có các biện pháp báo tín hiệu đèn, còi, quan sát kính chiếu hậu và không được ngoặt quá nhanh sẽ gây ra tai nạn. 

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về quy định hiện hành của luật giao thông về tốc độ xe máy trên đường quốc lộ và khu đông dân cư. Hy vọng với thông tin này thì bạn có thể tránh được các hình phạt không đáng có liên quan đến tốc độ khi tham gia giao thông.