Thiên can là gì? cách tính thiên can theo ngũ hành tương sinh

Thiên can là một thuật ngữ dùng trong phong thủy thường được quan tâm và ứng dụng phổ biến trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được thiên can là gì cũng như ý nghĩa của nó như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.

Thiên can là gì?

thien-can-la-gi
Thiên can là gì?

Thiên can cùng với địa chi là hệ thống số đếm nổi bật, quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Dựa vào hai khái niệm này, con người sẽ ứng dụng để tính toán lịch sử nghìn năm và ghi lại chuỗi các sự kiện theo thời gian. Có tổng cộng 10 thiên can, 12 địa chi.

Thiên can từ đâu mà có?

Từ những năm 2700 trước công nguyên thì Hiên Viên Huỳnh Đế đã yêu cầu Đại Nhiễu tạo nên một hệ thống lịch năm. Từ đó, người này đã khám phá ra quy luật thay đổi giữa trái đất và bốn mùa trong năm. Ông đã tạo ra 10 thiên can, 12 địa chi và hình thành nên hệ thống thiên can địa chi cho đến tận bây giờ. Đây là sự khởi đầu của bộ lịch gốc được lưu truyền qua hàng ngàn năm.

Ứng dụng thiên can

Thiên can được dùng để ghi lại ngày theo phong thủy từ hàng vạn năm trước công nguyên. Cho đến hiện nay, thiên can được ứng dụng để đếm ngày giờ, tháng năm hay là sử dụng trong chiêm tinh học để bói toán.

Ý nghĩa của thiên can

thien-can-dia-chi
ý nghĩa của thiên can

Không chỉ nắm rõ về khái niệm thiên can, chúng ta cũng nên quan tâm về ý nghĩa của thiên can trong phong thủy. Bởi, mỗi thiên can lại mang ý nghĩa riêng trong cuộc đời mỗi con người. Dựa vào thiên can, có thể luận ra được bát tự, tứ trụ, đoán được lành hay dữ. Chính vì thế, trong những sự kiện lớn của một đời người như cất nhà, mua xe ô tô, kết hôn, người ta cũng cần dựa vào thiên can để mong có thể nhận được nhiều may mắn, thuận lợi.

Không có thiên can nào hoàn toàn tốt, cũng không có địa chi nào hoàn toàn xấu. Để biết tốt hay xấu thì còn cần phải xem xét đến mối quan hệ hài hòa giữa thiên can và các yếu tố khác.

10 Thiên can được chia thành 5 can âm và 5 can dương. Cụ thể đó là:

Ý nghĩa của thiên can âm: Gồm các thiên can Ất, thiên can Kỷ, thiên can Đinh, thiên can Tân, thiên can Quý.

Thiên can Ất: Thuộc âm Mộc, là những cây loài nhỏ hiền hòa, mềm yếu, thường xuyên buồn phiền dù chỉ là những việc nhỏ nhặt, có sự đồng cảm với sự đau khổ của người khác

Thiên can Đinh: Thuộc âm Hỏa, biểu tượng cho ngọn đèn lửa, lò lửa. Những người thuộc thiên can Đinh thường có sự cẩn trọng và đa nghi, tính tình có lúc thay đổi thất thường và dễ để lộ khuyết điểm.

Thiên can Tân: Thuộc Âm Kim, là loại vàng cám, đá quý. Những người thuộc thiên can này thường có tính cách khá kiên cường, dám làm những việc khó khăn nhưng cũng khá là bướng bỉnh.

Thiên can Quý: Thuộc Âm Thủy là mầm mống của nước, có tính cách cần mẫn, chính trực, dịu dàng.

Thiên can Kỷ: Thuộc Âm Thổ, tượng trưng cho loại đất ruộng vườn, không phì nhiêu. Những người thuộc thiên can này thường có tính cách khá cẩn thận nhưng lại khá hẹp hòi và không bao dung.

Ý nghĩa của thiên can dương: Gồm có 5 can đó là thiên can Giáp, thiên can Bính, thiên can Canh, thiên can Nhâm, thiên can Mậu.

Thiên can Giáp: Thuộc Dương Mộc, tượng trưng cho cây to đại ngàn. Những người này thường có tính tình cương trực cũng như có tinh thần trách nhiệm trong công việc, cuộc sống.

Thiên can Bính: Thuộc Dương Hỏa, là ánh lửa đến từ mặt trời, tỏa sáng rực rỡ. Thiên can này mang nhiều ý nghĩa tích cực như nhiệt tình, quảng giao nhưng lại có điểm hạn chế là khá hám danh

Thiên can Canh: Thuộc Dương Kim, là kim loại sắc bén, ở trên Binh khí và mang ý nghĩa người có tài, duyên làm kinh tế.

Thiên can Nhâm: Thuộc Dương Thủy, biểu tượng cho biển cả. Những người thuộc can này thường khá hào phóng, tuy nhiên họ chậm chạp, ỷ lại, vô tư và không biết lo lắng

Thiên can Mậu: Thuộc Dương Thổ, là vùng đất rộng rãi, phì nhiêu. Đây là những người rất giỏi trong việc giao tiếp, khá coi trọng bề ngoài. Tuy nhiên, họ lại thường không có chính kiến.

Tham khảo thêm

Thiên can hợp khắc là gì?

thien-can-xung-khac
Các thiên can xung và hợp

Trong 10 thiên can, sẽ có những cặp tương sinh, giúp đỡ nhau nhưng cũng có những cặp tương khắc nhau.

Thiên can hợp nhau

Thiên can Giáp (Dương mộc), Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa Thổ

Thiên can Ất (Âm mộc), Canh (Dương kim) hợp hóa Kim

Thiên can Bính (Dương hỏa), Nhâm (Dương thủy) hợp hóa Thủy

Thiên can Mậu (Dương thổ) Quý (Âm Thủy) hợp hóa Hỏa

Thiên can xung khắc

Thiên can Giáp, Ất Mộc khắc Mậu, Kỷ Thổ

Thiên can Bính, Đinh Hỏa khắc Canh, Tân, Kim

Thiên can Mậu, Kỷ Thổ khắc Nhâm, Quý Thủy

Thiên can Canh, Tân Kim khắc Giáp Ất Mộc

Thiên can Nhâm, Quý Thủy khắc Bính, Đinh Hỏa

Thiên can tương xung

Thiên can Giáp Canh Tương xung

Thiên can Ất Tân tương xung

Thiên can Nhâm Bính Tương xung

Thiên can Quý Đinh tương xung

Thiên can Mậu Kỷ Thổ nằm ở giữa không xung

Bên cạnh đó, thiên can Canh thuộc Dương Kim, thiên can Giáp thuộc Dương Mộc, thiên can Kim Mộc tương khắc, Dương Dương đẩy nhau do cùng loại. Phương vị của cả hai trái ngược nên sẽ là tương xung.

Thiên can tương sinh

Thiên can Giáp Mộc sinh thiên can Bính Hỏa

Thiên can Ất Mộc sinh thiên can Đinh Hỏa

Thiên can Bính Hỏa sinh thiên can Mậu Thổ

Thiên can Đinh Hỏa sinh thiên can Kỷ Thổ

Thiên can Mậu Thổ sinh thiên can Canh Kim

Thiên can Kỷ Thổ sinh thiên can Tân Kim

Thiên can Canh Kim sinh thiên can Nhâm thủy

Thiên can Tân Kim sinh thiên can Quý Thủy

Thiên can Nhâm Thủy sinh thiên can Giáp Mộc

Thiên can Quý Thủy sinh thiên can Giáp mộc

Thiên can Quý Thủy sinh thiên can Ất Mộc

Cách tính thiên can dựa theo ngũ hành năm sinh

thien-can-hop-khac
Cách tính thiên can

Để có thể ứng dụng thiên can vào bói toán, xem vận mệnh thì trước hết bạn cần phải nắm được cách tính của nó theo ngũ hành năm sinh.

Cách tính thiên can theo từng năm sinh

Tính Thiên can: Để có thể tính thiên can theo năm sinh thì chúng ta chỉ việc lấy số cuối năm sinh, so sánh với bảng dưới đây là sẽ ra được thiên can.

Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Tính Địa chi: Đi cùng với Thiên Can là địa chi. Cách tính địa chi sẽ là lấy năm sinh chia lấy phần dư cho 12, số dư sẽ đối chiếu bảng quy ước dưới đây:

Thân Dậu Tuất Hợi Sửu
0 1 2 3 4 5
Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi
6 7 8 9 10 11

Ví dụ thực tế:

Năm sinh vào 1995: Thiên can sẽ là Ất vì số có cuối năm sinh là 5. Địa chi lấy 1995 chia cho 12 còn dư 3. So với bảng trên sẽ là Hợi. Kết hợp Thiên can địa chi lại ta suy ra được năm 1995 là năm Ất Hợi.

Với cách tính đơn giản, chúng ta có thể tính được tất cả thiên can, địa chi của mọi năm sinh và suy ra được tên theo Âm lịch của năm đó

Cách tính mệnh theo năm sinh

Nhắc đến Ngũ hành, là chúng ta nhắc đến Kim Thổ Thủy Hỏa Mộc, đây cũng là kết quả của sự kết hợp hài hòa Can và Chi. Mạng Ngũ hành còn có âm dương nên luôn đi liền nhau 2 năm liên tiếp tạo nên cặp Dương và Âm. Dựa vào quy ước của thiên can, địa chi mà chúng ta có thể tìm ra ngay được mệnh sinh. Cách quy đổi chi tiết như sau:

Giá trị của thiên can

Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm, Quý
1 2 3 4 5

Giá trị của địa chi

Tý, Sửu, Ngọ, Mùi Dần, Mão, Thân Dậu Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi
Số 0 1 2

Giá trị ngũ hành

Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc
1 2 3 4 5

Cách tính mệnh sẽ dựa vào Can chi, cụ thể như sau: Mệnh = Can + chi. Nếu kết quả cộng lớn hơn 5 thì bạn hãy trừ đi 5 để ra mệnh năm sinh.

Ví dụ: Mệnh của năm Ất Sửu là 1 + 0 = 1. Vậy người sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Kim

Bài viết vừa rồi đã giới thiệu đến các bạn thông tin đầy đủ về thiên can là gì cũng như ý nghĩa của từng thiên can và cách tính theo năm sinh ngũ hành. Hy vọng rằng nội dung này sẽ giúp bạn ứng dụng vào nhiều việc quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đừng quên theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.