Tìm hiểu đố kỵ là gì? Đố kỵ có hại đối với con người hay không?

Sự đố kỵ đã được nghiên cứu rộng rãi trong các lĩnh vực triết học và tâm lý học. Vậy đố kỵ là gì, đố kỵ có ảnh hưởng thế nào đến mỗi chúng ta?. Cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu đổ kỵ là gì?

Đố kỵ là một loại cảm xúc phức tạp của con người, có thể bao gồm nhiều yếu tố: khao khát, cảm giác tự ti, ác ý với người bị đố kỵ, oán giận và cả cảm giác tội lỗi. Một người trở nên đố kỵ với người khác thường là do họ không hài lòng với bản thân ở một mức độ nào đó.

Nói cách khác, sự đố kỵ xuất hiện khi một người nghĩ rằng nếu họ có thể có được những gì người khác đang có, họ sẽ hạnh phúc hơn. Đố kỵ cũng có thể xuất hiện khi một người mong rằng người khác không có được một thứ gì đó mà họ đang thèm muốn.

do-ky-la-gi
Đố kỵ là cảm xúc thường gặp của mỗi người

Đố kị và ghen tị là những khái niệm riêng biệt trong lĩnh vực tâm lý học, mặc dù các thuật ngữ này có thể được nhiều người sử dụng thay thế cho nhau. Giống như đố kỵ, ghen tỵ là một cảm xúc phức tạp với nhiều khía cạnh, nhưng ghen tị thường tồn tại trong các mối quan hệ.

Cụ thể hơn, ghen tỵ xảy ra khi một cá nhân sợ mất một mối quan hệ vào tay người khác: đó là nỗi sợ mất đi những gì họ đã có và muốn giữ gìn.

Còn đố kỵ thường xảy ra khi con người mong muốn đạt được thành tích, địa vị hoặc tài sản của người khác: cảm xúc này tập trung vào sự ham muốn một thứ mà người đó không có.

Nguyên nhân của sự đố kỵ

Đố kỵ có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo:

Sự so sánh giữa các cá nhân với nhau

Lòng đố kỵ phát triển khi các cá nhân so sánh mình với người khác và thấy mình kém cỏi hơn. Việc so sánh bản thân với người khác là một việc tự nhiên, tuy nhiên nó cũng có thể dẫn đến sự phát triển của lòng đố kỵ và những cảm xúc tiêu cực khác.

  • Ví dụ anh chị em trong một gia đình có đông con cái thường có xu hướng tự so sánh cách đối xử của cha mẹ với bản thân mình và với anh chị em của mình. Họ có thể đố kỵ nếu thấy bố mẹ đối xử tốt với những thành viên khác hơn mình.
  • Trong công việc, một người có thể đố kị nếu thấy đồng nghiệp được cấp trên trọng dụng hơn.

Đố kỵ đến từ sự thiếu tự tin vào bản thân

Các cá nhân có thể dễ cảm thấy đố kỵ hơn nếu họ không tự tin vào bản thân, hoặc họ tin rằng họ đang thiếu sót về mặt nào đó so với những người khác. Một vài người mặc dù đã rất thành công trong cuộc sống nhưng vẫn có thể đố kị với người khác, vì họ vẫn cảm thấy mặc cảm, không hài lòng với những gì mình muốn.

nguyen-nhan-cua-su-do-ky
Nguyên nhân của đố kỵ có thể là tự ti về bản thân

Các nguyên nhân khác

  • Một cá nhân cũng có nhiều khả năng đố kỵ với những người giống họ về các mặt như giới tính, tuổi tác, giai cấp, học vấn hoặc nghề nghiệp hơn.
  • Tuổi tác của con người cũng sẽ ảnh hưởng đến việc liệu họ có dễ dàng đố kỵ hay không. Một nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên có nhiều khả năng đố kỵ hơn so với người trung niên và người già.
  • Sự phổ biến của phương tiện truyền thông xã hội cũng đóng một vai trò trong việc tạo ra sự đố kỵ trong con người. Những người nhìn thấy thành tích và trải nghiệm sống tích cực của đồng nghiệp trên các nền tảng như Facebook và Instagram có thể bắt đầu cảm thấy đố kỵ và tự hỏi tại sao họ không có được thành công hoặc hạnh phúc tương tự. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cảm xúc đố kỵ này có thể gây ra cảm giác chán nản với cuộc sống.

Ảnh hưởng của sự đố kỵ với mỗi người

Sự đố kỵ thường được xem là một từ tiêu cực, thường tập trung vào việc khiến một người đánh giá thấp những gì mình đang có và chán nản trước thành công của người khác. Nhiều người không muốn thừa nhận sự đố kỵ của họ với người khác vì cảm xúc đó có thể bị xã hội coi là không thể chấp nhận được. Nhưng giống như tất cả các cảm xúc, đố kỵ là một cảm xúc tự nhiên và phổ biến.

Ngoài ra, các nhà tâm lý học đã chia đố kỵ ra thành 2 loại:

  • Đố kỵ ác ý: Những người cảm thấy đố kỵ ác ý có thể có ý định tiêu cực đối với người khác và muốn tước đoạt thứ mà họ mong muốn.
  • Đố kỵ lành tính: Đố kỵ lành tính là cảm giác tập trung vào việc mong muốn đạt được những điều nhất định mà không có bất kỳ ác ý nào đối với người khác.

Đố kỵ ác ý thường sẽ đem lại những điều xấu cho con người, tuy nhiên đố kỵ lành tính lại có thể là động lực giúp họ phát triển.

Tác hại của lòng đố kỵ

  • Trước tiên đố kỵ khiến bản thân con người bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực. Họ có thể cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, khó chịu đi kèm theo sự đố kỵ.
  • Nếu như sự đố kỵ này mang tính ác ý, nó còn có thể dẫn đến những hành động bồng bột, những thủ đoạn xấu, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
anh-huong-cua-long-do-ky
Đố kỵ là có thể khiến bản thân bạn cảm thấy khó chịu, tiêu cực

Tác động tích cực của sự đố kỵ

Sự đố kỵ lành mạnh đôi khi có thể là động lực thúc đẩy con người trong việc theo đuổi thành công trong sự nghiệp hoặc học vấn. Nó khiến con người cố gắng hơn để đạt được những điều mà mình mong muốn mà không chùn bước.

Cách để giảm bớt sự đố kỵ tiêu cực

Mặc dù đố kỵ là cảm xúc tự nhiên mà mỗi người đều có thể có, tuy nhiên làm thế nào để chúng ta có thể kìm nén và giảm bớt sự đố kỵ tiêu cực? Bạn hãy tham khảo một số điều sau nhé.

  • Bạn cần tự tin vào chính tài năng và điều kiện của mình. Con người cần có sự tin tưởng nhất định vào bản thân thì mới có thể luôn sống tích cực.
  • Bạn có nên biết hài lòng về những gì mình đang có. Sự đố kỵ chủ yếu xuất hiện là do con người muốn có được những thứ mà mình không có. Bởi vậy nếu như bạn học cách chấp nhận, hài lòng thì bạn sẽ không bị sự đố kỵ quấy nhiễu.
  • Nếu như bạn cảm thấy đố kỵ và ghen tỵ với những gì người khác có được, bạn hãy biến nó thành động lực làm việc, học tập chăm chỉ hơn để đạt được điều đó.

Bài viết đã giới thiệu đố kỵ là gì, nguyên nhân và những ảnh hưởng của việc đố kỵ đối với con người. Đố kỵ là cảm xúc tự nhiên của con người, tuy nhiên bạn cũng nên cố gắng sống lành, điều hoà cảm xúc của bản thân để cuộc sống luôn vui tươi, hạnh phúc.