Tính từ là gì? Tổng hợp thông tin và ví dụ chi tiết

Nói về sự phong phú và đa dạng của Tiếng Việt, người ta thường nói “Phong ba bão táp cũng không thể bằng ngữ pháp Việt Nam”. Trong ngữ pháp tiếng Việt, cùng với động từ và danh từ thì tính từ là loại từ vô cùng quan trọng tạo nên sự phong phú của tiếng Việt. Để tìm hiểu kỹ hơn về tính từ là gì và cách dùng từ loại này, mời các bạn theo dõi bài viết này của chúng mình nhé.

Tính từ là gì?

tinh-tu-la-gi
tính từ là gì

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm và tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,… Thông qua tính từ, người đọc, người nghe có thể dễ dàng hình dung ra được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của đối tượng đang được nói đến.

Từ định nghĩa tính từ là gì này ta có thể thấy được rằng tính từ là từ loại có khả năng giúp cho câu văn trở nên có tính gợi hình, gợi cảm. Tương tự như tiếng Việt, tính từ cũng là từ loại quan trọng trong tiếng Anh.

Ví dụ cụ thể về cách dùng tính từ

Trong tiếng Việt, tính từ vô cùng phong phú và được sử dụng phổ biến. Dưới đây là một số ví dụ về sử dụng tính từ trong tiếng Việt:

– Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, hèn hạ, dũng cảm,…

– Tính từ chỉ màu sắc: xanh, xám, đen, trắng, nâu, đỏ, tím, vàng, chàm, xám,…

– Tính từ chỉ âm thanh: ồn, trầm, ồn ào, bổng, vang,…

– Tính từ chỉ kích thước: cao, hẹp, dài, thấp, rộng, ngắn,…

– Tính từ chỉ mức độ: gần, nhanh, xa, chậm,…

– Tính từ chỉ hình dáng: vuông, thẳng, quanh co, tròn, cong, thoi…

– Tính từ chỉ hương vị: thơm, cay, đắng, chua, nồng, ngọt, tanh,…

Xem thêm

Phân loại tính từ

sau-tinh-tu-la-gi
Phân loại tính từ

Trong tiếng Việt, dựa vào nội dung biểu thị mà tính từ được phân loại gồm: tính từ chỉ đặc điểm, chỉ tính chất, tính từ chỉ trạng thái.

Tính từ chỉ đặc điểm

Đây là từ biểu thị đặc điểm của sự vật. Trong đó, đặc điểm là nét riêng vốn có của một một sự vật chẳng hạn người, con vật, đồ vật… Đặc điểm giúp chúng ta phân biệt các sự vật với nhau gồm:

– Đặc điểm bên ngoài là nét riêng của một sự vật, hiện tượng được nhận biết thông qua các giác quan (thị giác, vị giác, xúc giác,) về màu sắc, hình dáng, âm thanh.

Các từ chỉ đặc điểm bên ngoài thường dùng là cao, thấp, rộng, xanh, đỏ, hẹp, tím, vàng…

– Đặc điểm bên trong là những đặc điểm mà qua quan sát,suy luận, khái quát,… người ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính cách, tâm lý, tính cách của một người, độ bền, giá trị một đồ vật… Tính từ chỉ đặc điểm bên trong thường được sử dụng là ngoan ngoãn, chăm chỉ, hèn nhát…

Tính từ chỉ tính chất

Là những từ được sử dụng để biểu thị đặc điểm bên trong sự vật, hiện tượng. Tính chất cũng là đặc điểm riêng của từng sự vật, hiện tượng, nhưng thiên về đặc điểm bên trong. Do đó, tính chất chỉ được nhận biết thông qua một quá trình quan sát, suy luận và phân tích, tổng hợp. Ví dụ nhự: Tốt, xấu, ngoan, hư, nhẹ, nặng, sâu sắc, nông cạn, hiệu quả, suôn sẻ, thiết thực,…

Tính từ chỉ trạng thái

Trạng thái là từ thể hiện tình trạng của một sự vật hoặc một con người được tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

Sau tính từ là gì?

Với những nội dung trên, chúng ta có thể thấy trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau danh từ. Khi được sử dụng để làm chủ ngữ, tính từ xuất hiện ở đầu câu. Trong trường hợp này, sau tính từ chính là vị ngữ. Ngược lại với tiếng Anh sau tính từ là danh từ và sau tính từ là trạng từ.

Trong ngữ pháp tiếng Việt, vị ngữ bao gồm một động từ/cụm động từ hoặc là tính từ/cụm tính từ. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là một danh từ/cụm danh từ.

Qua bài viết vừa rồi chúng ta đã hiểu rõ định nghĩa tính từ là gì, cách phân loại và cách dùng của từ loại này. Từ đó mà có thể vận dụng linh hoạt tính từ trong việc diễn đạt câu để tăng sức gợi hình, gợi cảm. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trên khodienmay.info.