Từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ cụ thể của từ đồng nghĩa

Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong các văn bản tiếng Việt, chúng ta thường bắt gặp nhiều từ đồng nghĩa. Vậy từ đồng nghĩa là gì, có những loại từ đồng nghĩa nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề liên quan đến ngôn ngữ này trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu từ đồng nghĩa là gì?

Để trả lời cho câu hỏi từ đồng nghĩa là gì, chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn lại kiến thức tiếng Việt lớp 5. Theo sách giáo khoa tiếng Việt, từ đồng nghĩa được định nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

tu-dong-nghia-la-gi
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau

Ví dụ:

Mẹ – má: Đây là danh từ dùng để chỉ người thân trong gia đình, chỉ người phụ nữ đã sinh ra và nuôi lớn đứa trẻ. Tuỷ theo vùng miền mà danh từ này có các cách gọi khác nhau, tạo thành những từ đồng nghĩa.

Cần cù – Chăm chỉ: Đây là những tính từ đồng nghĩa với nhau, để chỉ đức tính của con người, siêng năng trong công việc, học tập.

Những từ được xem là đồng nghĩa với nhau khi chúng có nghĩa giống hoặc tương đương nhau trong ngữ cảnh nhất định. Trái ngược với từ đồng nghĩa là từ trái nghĩa.

Việc sử dụng từ đồng nghĩa có tác dụng gì?

Việc sử dụng từ đồng nghĩa trong văn viết cũng như trong các văn bản khác có thể đem lại nhiều hiệu quả về diễn đạt.

  • Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, đặc biệt là viết, việc lặp đi lặp lại các từ giống nhau nhiều lần có thể khiến cách diễn đạt của bạn trở nên buồn tẻ, lặp từ.Thay thế một từ bằng một từ tương đương có thể cải thiện cách bạn truyền đạt ý tưởng của mình, khiến câu văn, câu nói mượt mà hơn.
  • Việc sử dụng các từ đồng nghĩa cũng giúp câu nói, bài viết của bạn sinh động hơn và tạo được hình ảnh sâu sắc hơn trong tâm trí người nghe, người đọc.
  • Việc tìm hiểu về từ đồng nghĩa có thể giúp vốn từ vựng của bạn phong phú hơn, giúp bạn sử dụng đúng những từ ngữ với sắc thái khác nhau cho từng ngữ cảnh cụ thể.

Phân loại từ đồng nghĩa

Trong tiếng Việt có hai loại từ đồng nghĩa khác nhau, đó là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Vậy đặc điểm của mỗi loại từ đồng nghĩa này là gì?

Từ đồng nghĩa hoàn toàn là gì?

Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong bất kì ngữ cảnh nào. Ví dụ: Tàu hoả – xe lửa, Đất nước- Tổ Quốc, quả – trái, con lợn – con heo, dữ – ác, tàu thuỷ – thuyền…

Những từ đồng nghĩa hoàn toàn không có sự khác biệt về sắc thái biểu cảm, cách biểu đạt… nên người sử dụng có thể đặt dùng các từ này một cách linh hoạt. Đa số những từ đồng nghĩa hoàn toàn trong tiếng Việt là những từ Hán Việt- thuần Việt hay từ ngữ vùng miền.

phan-loai-tu-dong-nghia
Từ đồng nghĩa được chia làm 2 loại

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là gì?

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái biểu cả, cách thức hành động khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng những từ đồng nghĩa này cần xem xét kỹ ngữ cảnh để tránh sử dụng sai.

Ví dụ: Các từ sau đều dùng để chỉ cái chết nhưng mỗi từ lại có sắc thái khác nhau: chết, mất, hy sinh…

  • Chết là từ diễn đạt trực tiếp, có thể sử dụng trong các văn bản khoa học, các báo cáo, tài liệu cần từ ngữ tiêu chuẩn hoặc những trường hợp không cần sắc thái biểu cảm quá nhiều.
  • Mất là một từ nói giảm nói tránh, thường dùng với sắc thái tiếc thương, thân mật.
  • Hy sinh là một từ mang sắc thái trang trọng, thể hiện sự kính trọng.

Xem thêm

Phân biệt từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa)

Từ nhiều nghĩa hay còn được gọi là từ đa nghĩa, là những từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển khác nhau. Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ này sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Ví dụ: Tàu hoả là một loại phương tiện giao thông được kết nối chạy dọc theo đường ray, dùng để vận chuyển người hoặc hàng hóa. Trong trường hợp này từ tàu hoả là một từ chỉ có một nghĩa.

Từ “miệng” trong “miệng bát” là từ nhiều nghĩa. Từ miệng dùng để chỉ một bộ phận trên cơ thể con người, là nơi thức ăn được nạp vào cơ thể, là bộ phận phát ra tiếng nói và các âm thanh khác. Tuy nhiên trong từ “miệng bình”, từ “‘miệng” này dùng để chỉ chỗ mở ra ngoài của một đồ vật có độ sâu (bình).

Do đó, điểm khác nhau cơ bản giữa từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa là: từ đồng nghĩa là sự giống nhau về nghĩa của từ và có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, đối với từ đa nghĩa, nó bao gồm một từ gốc và các từ chuyển nghĩa khác có mối liên hệ với nhau, không thể hoán đổi cho nhau.

Phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm

Đây là hai khái niệm có thể dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa là gì?

  • Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về hình thức.

Từ đồng âm: là những từ có hình thức giống nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau trong từng ngữ cảnh cụ thể.

tu-dong-am-va-tu-dong-nghia
Phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm

Ví dụ về từ đồng âm là: từ “chân” trong “chân thật” và “chân đất”. Từ “chân” trong “chân thật” có nghĩa là thành thật, trung thực, không gian dối. Còn từ “chân” trong “chân đất” là một trong những bộ phận của cơ thể người hoặc động vật được sử dụng để đứng hoặc đi. Hai từ này mặc dù có hình thức hoàn toàn giống nhau nhưng nghĩa lại không liên quan đến nhau.

Một số bài tập ví dụ về từ đồng nghĩa

Để củng cố thêm kiến thức về từ đồng nghĩa, bạn có thể tham khảo một số bài tập sau đây.

Bài tập 1: Trong các nhóm từ sau đây, từ nào không đồng nghĩa với các từ khác?

  • Quê cha đất mẹ, quê hương, đất tổ, quê mùa, nơi chôn nhau cắt rốn. (Từ không đồng nghĩa với các từ khác là quê mùa).
  • Đất nước, non sông, Tổ Quốc, nước nhà, tổ tiên. ( Từ không đồng nghĩa với các từ khác là tổ tiên).

Bài tập 2: Chọn từ có nghĩa phù hợp nhất với ngữ cảnh?

Người lính ấy đã (chết, mất, hy sinh) trong một lần đi làm nhiệm vụ. (Từ thích hợp là từ hy sinh, mang sắc thái trang trọng khi nói về người lính).

Mỗi câu văn trong quyển sách ấy đều được (gọt giũa, đẽo, khắc, mài) cho súc tích và vẫn mượt mà, giàu hình tượng. (Từ thích hợp ở đây là gọt giũa).

Bố chính là người (vĩ đại, hùng vĩ, đồ sộ, to lớn) nhất trong mắt cậu ấy. (Từ thích hợp trong hoàn cảnh này là từ vĩ đại).

Bài viết trên đây của khodienmay.info đã giúp bạn đọc có trả lời cho câu hỏi từ đồng nghĩa là gì và cung cấp thêm những kiến thức liên quan đến từ đồng nghĩa. Đây là loại từ cơ bản trong tiếng Việt, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin lý thú về loại từ này. Đừng quên theo dõi kênh thường xuyên để nhận nhiều thông tin mới nhé.