Cách làm giá thể trồng lan đơn giản tại nhà

Những năm gần đây, lan cảnh nổi lên như  giống cây trồng vừa mang tính giải trí vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng. Vốn giống cây sống dựa vào giá thể của cây trồng, nên việc lựa chọn giá thể thích hợp chính là yếu tố quyết định đến việc trồng lan. Để tìm hiểu về cách làm giá thể trồng lan như thế nào? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết khi trồng lan cảnh.

Các loại giá thể trồng lan phổ biến

1. Than củi

Là giá thể phổ biến và rẻ tiền nhất trong các loại giá thể. Trong thành phần của than không có mầm bệnh và có khả năng giữ nước cực tốt, vì vậy than sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua quá trình chăm sóc sẽ nhanh hơn và thải ra giúp rễ lan hấp thụ dinh dưỡng.

Cách làm giá thể than gỗ như thế nào?

Tùy vào loại than bạn sử dụng mà thời gian cũng bị phụ thuộc theo chất lượng đó. Than càng chắc thì thời gian sử dụng càng lâu, lưu ý khi dùng than nên chặt nhỏ, không nên chặt quá to cản trở  sự hô hấp của rễ. Nếu là người mới chơi lan, bạn nên chọn những loại lan ít ưa ẩm để trồng trên giá thể than củi. Vì khả năng giữ ẩm của than là khá kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

2. Vỏ dừa

Công dụng của vỏ dừa trong việc làm giá thể lan là rất hiệu quả. Đây được xem như một loại giá thể quen thuộc, dễ kiếm và cực kì rẻ. Ưu điểm của loại giá thể này là có khả năng giữ ẩm tốt, thích hợp cho việc trồng các loại lan như Vũ nữ, Dendro,…

giá thể trồng lan
Vỏ dừa có tác dụng giữ ẩm tốt

Bên cạnh những ưu điểm đó, loại giá thể này còn rất dễ bị mục, dễ mọc rêu, không thoáng và có mầm bệnh.

3. Dớn

Giá thể này là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ, người ta chọn dớn là bởi nó không bao giờ xuất hiện tình trạng đóng rêu nhưng hút ẩm cực kỳ tốt. Mặt khác, trồng lan ở giá thể dớn thì không có độ thoáng.

Có 2 loại dớn phổ biến:

+) Dớn sợi: Là loại dớn già, hóa mộc – thích hợp trồng cây ở thành phố.

+) Dớn vụn: Là phần non của thân và rễ dương xỉ- loại này được sử dụng ở xứ lạnh vì độ hút ẩm cao, thiếu thoáng khí sẽ giúp nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài.

Cây phát triển trên giá thể dớn rất tốt

Ngoài ra còn có loại dớn mềm xuất thân từ rêu biển. Loại này có ưu điểm là giữ ẩm tốt và thích hợp cho hệ dễ lan phát triển, nó đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, loại này giá thành cao và có rong rêu khi gặp môi trường có độ ẩm cao.

4. Gỗ và Lũa

Với các giống lan ưa thoáng và có rễ đẹp có thể ghép gỗ cụ thể miền Bắc ưa lấy gỗ cây nhãn, dễ kiếm lại bền; miền Nam hay dùng thân cây vú sữa để ghép. Với những khúc gỗ này bạn có thể bóc vỏ để giúp rễ cây tránh bị nhiễm khuẩn nấm khi vỏ cây bị mục.

giá thể trồng lan

Chọn dáng lũa đẹp mang giá trị thẩm mỹ cao

Ngoài ra, người  ta còn sử dụng một loại cây gỗ lũa- là lõi của cây gỗ lâu năm, bị chết vùi trong đất. Nó có đặc tính bền với thời gian, lâu mục và có hình thù đẹp. Tuy nhiên, để sở hữu giá thể bằng gỗ lũa này, bạn phải bỏ ra không ít chi phí cho nó.

5. Vỏ thông 

Loại giá thể có xuất xứ từ Đà Lạt hoặc nhập khẩu, có đặc tính là giữ nước và độ ẩm rất thích hợp cho nhiều loại lan nên được nhiều người ưa chuộng. Song, loại này có giữ lại thành phần muối có sẵn trong nước và phân bón, mức độ ngấm được chừng ⅔ lượng muối trong phân bón và dễ bị mục nát khoảng 2-3 năm.

xử lý giá thể trồng lan

Vỏ thông thích hợp trồng những loại lan ưa ẩm

6. Đất nung, sỏi đá

Giá thể này chính là giá thể nhân tạo nung từ hôn hợp: đất, đá, sét tự nhiên,… ở 1200 độ C. Kết cấu giá thể ổn định, thoáng khí, nhẹ và tạo độ thông thoáng cho rễ lan. Bên cạnh đó, còn có khả năng giữ nước nên việc trồng trên giá thể này được nhiều nhà vườn lựa chọn.

xử lý giá thể trồng lan

Xử lý viên đất nung trước khi trồng lan

Cách xử lý giá thể lan

Mỗi loại lan lại phù hợp với các giá thể khác nhau. Chính vì vậy ngoài việc nắm rõ các đặc điểm của các giá thể bạn cần chú trọng đến cách xử lý, cách làm giá thể lan như thế nào cho phù hợp. Sau đây là các cách xử lý cơ bản đối với những loại giá thể kể trên.

Than củi: Đây là loại giá thể có ưu điểm giữ ẩm tốt, kháng khuẩn hiệu quả. Nhược điểm là giữ muối. Cách xử lý đơn giản nhất, bạn chỉ cần ngâm nước cho tới khi than chìm xuống là có thể sử dụng được. Sau khi tiến hành xử lý, cần để ráo giá thể than củi và sau đó có thể sử dụng giá thể bình thường.

Cách chăm sóc cây lan cảnh

Vỏ dừa:

Có khả năng giữ ẩm rất tốt, nhưng không thoáng, dễ bị úng rễ. Cách làm giá thể dừa bằng cách mua dừa về bóc lấy vỏ. Dùng búa đập nát, phơi khô, ngâm vài lần với nước trong vài ngày sau đó rửa sạch với nước muối. Có thể ngâm nước vôi trong cũng tốt, dùng làm tã hoặc giá thể ươm cây đều rất hiệu quả. Độ bền khoảng 2-3 năm.

Dớn:

Là loại sử dụng phổ biến và ít những hạn chế nhất nên cách xử lý giá thể này cũng phức tạp hơn các loại khác.

+)Bạn cần rửa dớn thật sạch với nước, rũ bỏ phần đất bẩn do cát bụi bám vào. Lưu ý rửa càng sạch càng tốt.

+) Sau đó tiến hành ngâm chúng với nước vôi trong khoảng 2 ngày, việc này giúp dớn trung hòa axit, diệt bỏ cỏ dại và các loại nấm bẩn gây hại.

+) Hỗn hợp mà bạn sử dụng để ngâm dớn đó là Physan 20, lưu lượng khoảng 2ml thuốc với 1 lít nước. Khi ngâm sau, tiến hành tráng sạch để rửa trôi hết các hỗn hợp trên.

+) Bước cuối cùng, sau khi ngâm giá thể xong bạn có thể sử dụng được để ghép hoặc cho vào chậu làm tã đắp lên giò lan.

cách làm giá thể trồng lan

Các cách xử lý những loại giá thể khác nhau

Gỗ và lũa:

Cách xử lý: Sử dụng bàn chải sắt chà thật sạch lớp đất cát, rêu bám trên cục lũa. Bạn có thể sử dụng khò lửa hoặc thui cháy xém lớp bên ngoài đi. Dùng vòi nước áp suất cao phun thật kỹ để lan có thể bám chắc vào lũa.

Tiến hành ngâm lũa trong nước, lưu ý khi ngâm bạn nên thay 5-10 lần để lượng muối chát hoặc chất đắng, chua, cay ra. Bạn nên ngâm trong nước vôi ít nhất 30 phút hoặc rửa bằng nước vôi. Tương tự như với cách xử lý dớn, cách xử lý dớn, bạn cũng sử dụng dung dịch Physan 20 hoặc Benkona thay thế nước vôi.

Sau đó tiến hành rửa sạch với nước sạch, rồi để ráo nước. Tiếp theo, làm móc treo cục lũa. Nếu cục lũa  to quá nên đổ bê tông tạo đế thật chắc chắn. Cố định lan vào lũa, treo lên giàn hoặc đặt lên khay chăm sóc.

Vỏ thông:

Vỏ thông chứa Resin nên có tính sát khuẩn rất cao và lâu mục, không đóng rêu. Cách xử lý vỏ thông đó là ngâm nước 3-10 ngày cho no nước, sau đó ngâm nước vôi trong hoặc Physan 20/ Benkona trong thời gian 30 phút, rửa lại bằng nước trong.

Loại giá thể này có đặc điểm giữ muối khoáng, vì thế bạn cần xối nước thật nhiều vào giá thể để muối trôi bớt đi theo chu kỳ hàng tháng.

Viên đất nung, đá sỏi:

Giá thể được nung ở nhiệt độ trên 1000 độ, sản phẩm có độ sạch khuẩn cao, cấu trúc xốp và khe hở thoáng. Thông thường, viên đất nung khi mua về không cần qua xử lý mà có thể dùng ngay. Sau mỗi đợt trồng, bạn nên xử lý lại bằng nước vôi và có thể trồng lại bình thường.

Như vậy, để trồng được một chậu lan vừa có tính thẩm mỹ vừa mang lại giá trị kinh tế người trồng lan cần nắm vững kiến thức về giá thể trồng lan. Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về các giá thể trồng lan, cách xử lý cho các giá thể lan. Hy vọng sẽ giúp cho những người mới trồng lan.