Tiếng địa phương là gì? Đặc điểm của tiếng địa phương

Mỗi quốc gia trên thế giới lại có hệ thống ngôn ngữ riêng, bao gồm cả tiếng phổ thông và tiếng địa phương. Ở Việt Nam, tiếng địa phương cũng rất đa dạng, phong phú. Vậy tiếng địa phương là gì, tiếng địa phương tại đất nước chúng ta có những đặc điểm gì? Cùng khám phá về tiếng địa phương qua bài viết sau đây nhé.

Định nghĩa tiếng địa phương là gì?

Tiếng địa phương hay còn gọi là phương ngữ, là hệ thống ngôn ngữ được sử dụng bởi những nhóm người cụ thể trong xã hội, họ có thể cùng chung sống trong một khu vực địa lý nhất định hoặc có cùng địa vị xã hội. Tuy nhiên tiếng địa phương thường có hệ thống chữ viết tiêu chuẩn tuân theo hệ thống ngôn ngữ phổ thông.

Tiếng địa phương hai miền Nam Bắc Việt Nam
Tiếng địa phương hai miền Nam Bắc Việt Nam

Đặc điểm của tiếng địa phương

Tiếng địa phương của một quốc gia thường có những đặc điểm như sau: 

  • Khi một cộng đồng dân cư di cư đến nơi xa xôi, hoặc tiếp xúc với các nền văn hóa nước ngoài, ngôn ngữ sẽ dần phân hóa, dẫn đến các tiếng địa phương phân bố ở các vùng khác nhau.
  • Tiếng địa phương chỉ được nói ở một khu vực nhất định và không phải là ngôn ngữ khác độc lập với ngôn ngữ dân tộc, mà chỉ là ngôn ngữ được sử dụng ở các khu vực địa phương trên lãnh thổ đất nước. Hầu hết các phương ngữ của một quốc gia hiện đại đều dần dần được hình thành sau một quá trình tiến hóa lâu dài. 
  • Có nhiều yếu tố hình thành nên một loại tiếng địa phương, bao gồm các yếu tố xã hội, lịch sử, địa lý như di cư dân cư, núi sông ngăn trở…cũng có những yếu tố thuộc về bản thân ngôn ngữ như sự mất cân đối của ngôn ngữ, sự tiếp xúc và tương tác lẫn nhau của các ngôn ngữ khác…
  • Tuy tiếng địa phương chỉ được nói ở một vùng nhất định nhưng nó cũng có một hệ thống hoàn chỉnh. Các phương ngữ đều có hệ thống cấu trúc ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp xã hội trong vùng. 
  • Trong điều kiện bình thường, ngôn ngữ chung quốc gia luôn được phát triển trên cơ sở của một phương ngữ.

Phân loại tiếng địa phương

Tiếng địa phương hay phương ngữ thường sẽ được chia theo khu vực lãnh thổ.

Tiếng địa phương phân theo lãnh thổ là những biến thể của ngôn ngữ được hình thành do sự khác biệt giữa các khu vực địa lý. Ví dụ, tại Việt Nam, tiếng địa phương có thể chia thành 3 loại cơ bản là:

  • Tiếng địa phương miền Bắc: dùng để chỉ hệ thống phương ngữ ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
  • Tiếng địa phương miền Trung: là hệ thống phương ngữ ở khu vực miền Trung.
  • Tiếng địa phương miền Nam: hệ thống phương ngữ của người dân miền Nam Việt Nam.

Ngoài ra, các nhóm tiếng địa phương này cũng có thể được chia nhỏ hơn nữa thành tiếng địa phương của các tỉnh, các khu vực địa lý nhỏ hơn nữa.

Ví dụ về tiếng địa phương ở Việt Nam: miền Bắc Việt Nam gọi “quả dứa” nhưng trong tiếng địa phương khu vực phía Nam sẽ gọi là “trái thơm”.

Ví dụ về tiếng địa phương ở Việt Nam
Ví dụ về tiếng địa phương ở Việt Nam

Biệt ngữ xã hội

Trong hệ thống ngôn ngữ của một quốc gia, ngoài tiếng địa phương thì biệt ngữ xã hội cũng là một bộ phận ngôn ngữ cần chú ý. Biệt ngữ xã hội là các biến thể ngôn ngữ trong xã hội khác nhau được hình thành bởi các thành viên của xã hội trong cùng một khu vực. Điều này là do sự khác biệt về nghề nghiệp, giai cấp, tuổi tác, giới tính và giáo dục văn hóa…

Ví dụ về biệt ngữ xã hội có thể kể đến là những tiếng lóng trên mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến hiện nay như chém gió (ba hoa), trúng tủ…

Tiêu chí xác định tiếng địa phương

Một tiêu chí quan trọng để phân loại các loại ngôn ngữ là khoảng cách ngôn ngữ. Để một thứ tiếng được coi là tiếng địa phương của ngôn ngữ khác thì khoảng cách ngôn ngữ giữa hai loại phải thấp. Khoảng cách ngôn ngữ giữa các hình thức nói hoặc viết của ngôn ngữ tăng lên khi sự khác biệt giữa các hình thức đặc trưng hơn. 

Ví dụ, hai ngôn ngữ có cấu trúc cú pháp hoàn toàn khác nhau sẽ có khoảng cách ngôn ngữ cao, trong khi một ngôn ngữ có ít sự khác biệt so với ngôn ngữ khác có thể được coi là một phương ngữ của ngôn ngữ đó. 

Một tiêu chí khác để xác định một thứ tiếng là tiếng địa phương của ngôn ngữ khác nếu người nói tiếng này cung cấp đủ kiến ​​thức để người nói ngôn ngữ kia hiểu.

Lưu ý khi sử dụng tiếng địa phương

Từ điển tiếng địa phương ở mỗi vùng miền tại Việt Nam đều vô cùng đa dạng, tuy nhiên khi sử dụng những từ ngữ này, bạn cũng cần lưu ý cách sử dụng cũng như ngữ cảnh sử dụng nó.

Ví dụ, bạn chỉ nên sử dụng tiếng địa phương trong ngôn ngữ nói hàng ngày, còn trong các văn bản, ngôn ngữ viết, bạn nên hết sức tránh dùng tiếng địa phương.

Khi thuyết trình trước đám đông nên hạn chế dùng tiếng địa phương
Khi thuyết trình trước đám đông nên hạn chế dùng tiếng địa phương

Có thể bạn quan tâm:

Ngoài ra, trong các tình huống giao tiếp trang trọng, khi thuyết trình trước nhiều người, nhất là những người này không sử dụng phương ngữ giống bạn, thì bạn vẫn nên sử dụng tiếng phổ thông để giao tiếp thuận lợi hơn.

Trên đây là những thông tin về tiếng địa phương. Tiếng địa phương tại Việt Nam vô cùng đa dạng và thể hiện được những bản sắc văn hóa riêng của từng vùng miền. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về vấn đề ngôn ngữ này.