Mặt trời mọc hướng nào, lặn hướng nào? Cách xác định phương hướng đơn giản nhất

Cuộc sống trên Trái Đất của chúng ta dựa hoàn toàn vào Mặt Trời và năng lượng mà nó tỏa ra. Vậy Mặt Trời mọc hướng nào, lặn hướng nào?. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về việc Mặt Trời mọc và lặn qua bài viết sau nhé.

Mặt trời mọc hướng nào và lặn hướng nào?

Kiến thức khoa học cơ bản mà mỗi người chúng ta đều được phổ biến ngay từ khi còn nhỏ là Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây. Vậy tại sao lại có hiện tượng Mặt Trời mọc như vậy?

mat-troi-mmoc-huong-nao
Mặt Trời mọc và lặn là các hiện tượng tự nhiên quan sát được từ Trái Đất

Lý do của việc Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay và di chuyển về phía Đông. Điều này cũng giải thích tại sao Mặt trăng, các hành tinh và các vì sao chúng ta quan sát được từ Trái Đất đều xuất hiện từ hướng Đông. Sau đó, chúng di chuyển trên bầu trời về phía Tây trước khi lặn và biến mất.

Tại sao lại có hiện tượng mặt trời lại mọc và lặn?

Như chúng ta đã giải thích ở trên, hiện tượng mặt trời mọc và lặn do Trái Đất chuyển động quay xung quanh chính mình. Khi Trái Đất quay xung quanh chính mình, một nửa Trái Đất sẽ được chiếu sáng. Khi Trái đất quay đến điểm rời khỏi sự chiếu sáng của Mặt trời, Mặt trời sẽ “lặn”. Đồng thời, phía bên kia Trái Đất khi quay đến điểm bắt đầu chiếu sáng thì Mặt Trời cũng “mọc”,

Nói chung, khi con người quan sát bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy rằng Mặt Trời đang di chuyển lên hoặc xuống theo chu trình mọc và lặn. Tuy nhiên, Mặt trời không chuyển động theo cách như vậy. Thay vào đó, hiện tượng mặt trời mọc và lặn xuất hiện do Trái đất tự quay.

Khi Trái đất quay trên trục của chính nó từ Tây sang Đông, phần đối diện với Mặt trời nhận được ánh sáng mặt trời, khi đó khu vực này là ban ngày. Phần Trái Đất quay ra khỏi Mặt trời không nhận được ánh sáng mặt trời, khi đó khu vực này là ban đêm.

Khi Mặt Trời mọc tức là Trái Đất tự quay quanh mình khiến vị trí của bạn gần Mặt Trời hơn. Khi đó, bạn sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện và nhô lên khỏi đường chân trời.

Bạn cũng có thể sử dụng cách hiểu và logic tương tự cho cảnh mặt trời lặn. Khi vị trí của bạn bắt đầu quay ra xa Mặt trời, bạn có thể thấy Mặt trời lặn và biến mất vào đường chân trời.

Giải thích nguyên nhân mặt trời có màu đỏ khi mọc và lặn

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng truyền từ Mặt Trời và xuyên qua bầu khí quyển dưới dạng sóng vô hình. Ánh sáng trắng được mắt người nhìn thấy này được tạo thành từ nhiều màu sắc khác nhau với các bước sóng khác nhau. Ví dụ, màu xanh lam có bước sóng ngắn, trong khi màu đỏ được tạo ra bởi bước sóng dài hơn.

mat-troi-co-mau-do-khi-moc-hoac-lan
Hiện tượng Mặt Trời có màu đỏ khi lặn hoặc mọc

Vào lúc bình minh và hoàng hôn, vị trí của Mặt Trời ở cách vị trí của người đứng trên Trái Đất xa hơn. Chính vì vậy, những tia sáng có bước sóng ngắn như ánh sáng xanh sẽ khó có thể tán xạ với mắt người. Chỉ có những loại ánh sáng có bước sóng dài ví dụ như ánh sáng đỏ, cam mới được tán xạ nhiều hơn. Đây là lý do khiến chúng ta nhìn thấy mặt trời và bầu trời màu đỏ khi bình minh, hoàng hôn.

Vào giữa trưa, ánh sáng đi qua lớp khí quyển mỏng. Khi đến bầu khí quyển của Trái đất, nó bị phân tán theo mọi hướng, do đó chúng ta nhìn thấy ánh sáng Mặt Trời màu trắng và xanh lam. Màu lam bị tán xạ nhiều hơn các màu khác vì nó di chuyển dưới dạng sóng ngắn hơn, nhỏ hơn.

Cách xác định Mặt Trời mọc, lặn hướng nào?

Có nhiều cách để xác định phương hướng khác nhau mà bạn có thể áp dụng tùy theo tình huống. Dưới đây là một số cách xác định đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

Xác định phương hướng bằng la bàn

La bàn là dụng cụ để xác định phương hướng truyền thống thường được sử dụng kết hợp với bản đồ, sử dụng khi đi rừng, đi đường xa…

Bước 1: Điều chỉnh góc độ lệch từ thiên của kim la bàn như hướng dẫn sử dụng để tăng độ chính xác khi xác định phương hướng.

Bước 2: Sử dụng góc phương vị của vị trí nơi bạn đang đứng khi xác định trên bản đồ.

Bước 3: Kết hợp góc phương vị cùng bản đồ để xác định vị trí của bạn và kẻ một đường thẳng dọc theo cạnh la bàn. Điểm giao của đường thẳng theo cột mốc ra dọc con đường bạn đang đi là vị trí hiện tại của bạn. Từ đó bạn có thể xác định các hướng mình mong muốn.

Sử dụng phương pháp Owen Doff

Owen Doff là một phi công người Anh đã dành cả cuộc đời để đi khắp thế giới và tìm ra cách xác định phương hướng thủ công.

cach-xac-dinh-phuong-huong
Phương pháp xác định phương hướng dựa vào Mặt Trời và cây gậy

Ông đã thử hơn 1000 lần ở nhiều địa điểm trên thế giới và nhận được kết quả gần đúng ở mọi nơi chỉ với việc sử dụng 1 cây gậy và ánh nắng mặt trời. Phương pháp Owen Doff được thực hiện như sau:

  • Vào những ngày trời nắng, bạn hãy cắm một cây gậy theo phương thẳng đứng xuống đất. Đánh dấu đỉnh đầu bóng cây gậy trên mặt đất lúc này bằng 1 vật gì đó hoặc vẽ lên mặt đất. Điểm này gọi là T.
  • Đợi 15 phút sau, bạn đánh dấu đỉnh của đầu bóng cây gậy lúc này bằng 1 điểm khác gọi là Đ.
  • Nối hai điểm T và Đ ta được đoạn thẳng chỉ hướng Đông và hướng Tây, đầu T chỉ hướng Tây, đầu Đ chỉ hướng Đông.
  • Khi đã xác định được hướng Đông Tây, bạn chỉ cần kẻ thêm 1 đường vuông góc với đoạn thẳng TĐ là có thể xác định được các hướng Nam, Bắc.

Sử dụng đồng hồ có kim giờ để xác định phương hướng

  • Đặt đồng hồ trên một bề mặt bằng phẳng và xoay mặt số sao cho chữ A ngắn (kim giờ) trùng với bóng của một vật thẳng đứng bên ngoài trời (ví dụ cây). Vẽ tia phân giác OI của góc AOB (B là số 12 và O là trục quay kim đồng hồ).
  • Nếu là buổi sáng thì đường phân giác OI sẽ xác định phương là hướng nam (theo chiều kim đồng hồ).
  • Nếu là chiều thì đường phân giác OI sẽ xác định hướng Bắc (ngược chiều kim đồng hồ).
  • Lưu ý: Trong trường hợp Nam bán cầu, các xác định phương hướng sẽ ngược lại.
cach-xac-dinh-phuong-huong-bang-dong-ho
Xác định phương hướng bằng đồng hồ kim

Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn so với Trái Đất, tạo thành một vòng quanh trái đất trong 24 giờ. Kim giờ của đồng hồ cứ sau 12 giờ lại quay một lần, tức là cùng lúc đó kim đồng hồ vạch ra cung lớn hơn 2 lần.

Ngược lại, nếu dùng hai cung do kim giờ vẽ để phân chia hướng Bắc Nam (vị trí mặt đồng hồ ở trên), ta sẽ tìm được hướng Mặt Trời đang xuất hiện..

Xác định phương hướng dựa theo kinh nghiệm

  • Nếu thời tiết xấu, bạn không thể nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao… và bạn không có la bàn, bạn có thể ước lượng phương hướng bằng cách nhìn vào thân cây. Phía thân cây ẩm ướt hơn là phía Bắc. Từ đó bạn có thể suy ra các hướng khác.
  • Chọn các công trình lâu năm để xem xét. Phía mà công trình kiến trúc có nhiều rêu, tối tăm, ẩm thấp là hướng Bắc.
  • Khi bạn bắt gặp một cái cây đã bị cưa, hãy nhìn vào các vân gỗ trên thân cây, hướng của các vòng dày hơn là hướng bắc.
  • Nếu bạn gặp một nhà thờ đứng độc lập, lối vào chính của nhà thờ luôn hướng về phía Tây.

Trên đây là lời giải đáp cho những vấn đề liên quan đến câu hỏi Mặt Trời mọc hướng nào, lặn hướng nào. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có những kiến thức bổ ích về vấn đề này.