Thiềm Thừ là gì? Ý nghĩa của Cóc Thiềm Thừ trong phong thủy

Thiềm Thừ hay còn được biết đến với cái tên cóc ba chân, cóc ngậm tiền vàng, cóc phong thủy… là một linh phong thủy được sử dụng nhiều trong các gia đình Việt Nam, đặc biệt là ở những cửa hàng kinh doanh, buôn bán với mục đích cầu mong may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, khi sử dụng cóc thiềm thừ, nhiều người còn rất mơ hồ về nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của nó. Trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thiềm thừ là gì và những thông tin quan trọng liên quan đến linh vật này. Hãy cùng theo dõi nhé!

thiềm thừ là gì

Thiềm Thừ là gì trong quan niệm dân gian?

Cóc Thiềm Thừ là gì?

Cóc Thiềm Thừ hay Kim Thiềm, cóc ba chân, cóc phong thủy đều là những tên gọi dùng để chỉ hình tượng linh vật cóc ba chân, ngậm đồng tiền vàng trong phong thủy. Thiềm Thừ xuất hiện trong truyền thuyết của Trung Quốc, cùng với sự giao thoa văn hóa, nó trở thành một hình tượng có sự ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm phong thủy của người Việt.

Linh vật Cóc Thiềm Thừ trong truyền thuyết

Linh vật Cóc Thiềm Thừ trong truyền thuyết

Truyền thuyết Kim Thiềm kể về câu chuyện của tiên ông Lưu Hải, một nhân vật được cho là có thật trong lịch sử Trung Hoa. Ông là người có công lớn nghĩ ra cách đúc tiền bằng đồng để thuận tiện cho việc thông thương, giao lưu buôn bán thời Ngũ Đại Thập Quốc. 

Tương truyền rằng tiên ông Lưu Hải có sở thích chu du bốn bể, cứu thiện trừ ác, giúp đỡ nhân dân khắp nơi. Thiềm Thừ là yêu quái tu luyện đã ngàn năm, chuyên ức hiếp dân lành làm cho nhân dân thống khổ trăm bề. Tiên ông Lưu Hải đã thu phục Thiềm Thừ, từ đó về sau nó đi theo tiên ông để làm việc thiện, cứu giúp chúng sinh, mỗi khi gặp hoàn cảnh khó khăn nó thường nhả tiền vàng nên được gọi là cóc ngậm tiền vàng. Tên gọi cóc ba chân xuất phát từ lần giao tranh với tiên ông khiến nó bị mất một chân.

Ý nghĩa của Thiềm Thừ trong phong thủy dân gian

Thiềm Thừ được sử dụng trong gia đình đem đến nhiều tài lộc đồng thời bảo vệ gia chủ và những người thân khỏi những tác động xấu do kẻ tiểu nhân ám hại.

Thiềm Thừ mang đến những ý nghĩa gì

Thiềm Thừ mang đến những ý nghĩa gì?

Về mặt cầu tài lộc, thiềm thừ được cho là có khả năng cơ cầu tốt nhưng không phải lúc nào nó cũng xuất hiện. Gia chủ cần chăm chỉ tích đức và làm việc thiện, dù bằng cách này hay cách khác thì vận may ắt sẽ nở nụ cười.

Trên đầu Thiềm Thừ mang biểu tượng lưỡng nghi, thể hiện ý nghĩa bảo vệ. Đặt linh vật này trong nhà giúp gia chủ và người thân tai qua nạn khỏi, đương đầu với những khó khăn, thử thách không lường trước được. Ngoài ra, nó còn giúp gia đình chúng ta ngăn chặn những điều xui xẻo, hóa giải hành động xấu của kẻ tiểu nhân.

Hướng dẫn đặt Thiềm Thừ theo phong thủy

Thiềm Thừ là linh vật phong thủy vì vậy phải đặt đúng cách, đúng hướng thì mới đem đến cho gia chủ những điều như mong đợi. Dưới đây là một số vị trí và cách đặt cóc ba chân theo phong thủy để các bạn tham khảo.

Đặt Thiềm Thừ trong nhà đúng cách nhất

Đặt Thiềm Thừ trong nhà đúng cách nhất

  • Nên đặt Thiềm Thừ ở gần bàn thờ phong thủy, phòng khách hoặc bàn làm việc. Đặc biệt tránh để cóc Thiềm Thừ trong nhà bếp, nhà kho và các khu vực khác.
  • Khi đặt ở phòng khách cần lưu ý đặt linh vật gần cửa chính, phần chính diện hướng vào trong nhà. Không nên quay ra ngoài vì theo quan niệm dân gian, quay sai hướng sẽ phản tác dụng gây thất thoát tiền của.
  • Đặt cóc phong thủy ở vị trí cố định, không nên di chuyển nhiều. Ngoài ra, gia chủ cũng không nên lau chùi cóc thường xuyên, nên có định 5 ngày/ năm vào những ngày cụ thể để vệ sinh. Những ngày tốt nhất để lau chùi là 06/02, 02/06, 14/07, 12/09, 22/12 âm lịch.
  • Nên đặt Thiềm Thừ ở nơi khô ráo, thoáng mát, thông gió, gần nguồn nước càng tốt nhưng không được để hướng chính diện của nó quay mặt vào bể cá, bể thủy sinh.
  • Không được để các vật che chắn trước mặt cóc vì theo các cụ làm như vậy khiến Thiềm Thừ khó bề quan sát để phù trợ cho gia chủ và người trong gia đình một cách tốt nhất.
  • Sau khi rước linh vật về nên khai quang điểm nhãn để nó bảo vệ và phù trợ bạn, giúp bạn có nhiều điều may trong cuộc sống.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp các bạn tìm hiểu Thiềm Thừ là gì và những ý nghĩa của Thiềm Thừ trong phong thủy dân gian. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc bạn và gia đình thật nhiều may mắn!

Xem thêm: Có nên đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài hay không? Tại sao?