Hệ sinh thái là gì? Cấu trúc và phân loại hệ sinh thái trên Trái Đất

Hệ sinh thái có vai trò vô cùng quan trọng đối với các sinh vật trên Trái Đất, trong đó có con người. Vậy hệ sinh thái là gì, hệ sinh thái có những đặc điểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này thông qua bài viết sau nhé.

Tìm hiểu khái niệm hệ sinh thái là gì?

Hệ sinh thái (tiếng Anh là Ecosystem), dùng để chỉ một thể thống nhất bao gồm các sinh vật và môi trường sống trong một không gian nhất định. Phạm vi của hệ sinh thái có thể lớn hoặc nhỏ với các thành phần gắn bó với nhau.

Các hệ sinh thái trên Trái Đất
Các hệ sinh thái trên Trái Đất

Ví dụ về hệ sinh thái: Hệ mặt trời là một hệ sinh thái, trong hệ sinh thái này, mặt trời liên tục cung cấp năng lượng để duy trì sự vận hành của các hành tinh khác.

Hệ sinh thái là một hệ thống mở, để duy trì sự vận hành ổn định của chính nó, hệ sinh thái cần liên tục cung cấp năng lượng, nếu không sẽ có nguy cơ sụp đổ. Nhiều chất cơ bản không ngừng luân chuyển trong hệ sinh thái.

Cấu trúc của hệ sinh thái

Cấu trúc của một hệ sinh thái có thể được chia thành hai thành phần chính, đó là thành phần sinh học và thành phần phi sinh học.

Thành phần sinh học

Các thành phần sinh học đề cập đến tất cả các thành phần sống trong một hệ sinh thái. Dựa trên dinh dưỡng, các thành phần sinh học có thể được phân loại thành tự dưỡng, dị dưỡng và hoại sinh (hoặc sinh vật phân hủy).

Sinh vật tự dưỡng

Sinh vật tự dưỡng hay còn gọi là những sinh vật sản xuất, bao gồm tất cả các loài thực vật, một số loài tảo, vi khuẩn… Chúng được gọi là sinh vật tự dưỡng vì chúng có thể tạo ra chất dinh dưỡng thông qua quá trình quang hợp. Do đó, tất cả các sinh vật khác ở bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn đều dựa vào các sinh vật sản xuất để lấy thức ăn.

Thực vật là sinh vật tự dưỡng
Thực vật là sinh vật tự dưỡng

Sinh vật dị dưỡng

Hay còn gọi là sinh vật tiêu thụ, là những sinh vật phụ thuộc vào các sinh vật khác để lấy thức ăn. 

Sinh vật hoại sinh

Bao gồm các sinh vật như nấm và vi khuẩn. Chúng trực tiếp phát triển mạnh trên các chất hữu cơ phân hủy. Các sinh vật hoạt sinh rất cần thiết cho hệ sinh thái vì chúng giúp tái chế các chất dinh dưỡng để sinh vật tự dưỡng có thể tái sử dụng.

Thành phần phi sinh học

Các thành phần phi sinh học là thành phần không phải sinh vật sống của một hệ sinh thái. Nó bao gồm chất dinh dưỡng, gió, không khí, nước, đất, khoáng chất, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ…

Có những loại hệ sinh thái nào trên Trái Đất?

Các hệ sinh thái trên Trái Đất được chia thành 2 loại chính là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Cùng tìm hiểu về những hệ sinh thái chính trong hai loại này ngay dưới đây nhé.

Hệ sinh thái trên cạn

Hệ sinh thái trên cạn là hệ sinh thái trên đất liền. Có nhiều loại hệ sinh thái trên cạn khác nhau phân bố xung quanh các đới địa chất khác nhau. Chúng như sau:

Hệ sinh thái rừng

Một hệ sinh thái rừng bao gồm các loài thực vật, đặc biệt là những loài thân gỗ, động vật và vi sinh vật sống phối hợp với các yếu tố phi sinh học của môi trường. Rừng giúp duy trì nhiệt độ của Trái Đất và là lá phổi xanh cung cấp oxy cho Trái Đất.

Hệ sinh thái đồng cỏ

Trong một hệ sinh thái đồng cỏ, thảm thực vật chủ yếu là cỏ và các loại thực vật thân thảo. Đồng cỏ ôn đới và đồng cỏ nhiệt đới hoặc xavan là những ví dụ về hệ sinh thái đồng cỏ.

Hệ sinh thái đồng cỏ với nhiều loài sinh vật đặc trưng
Hệ sinh thái đồng cỏ với nhiều loài sinh vật đặc trưng

Hệ sinh thái lãnh nguyên

Hệ sinh thái lãnh nguyên không có cây cối và được tìm thấy ở vùng khí hậu lạnh hoặc nơi có lượng mưa thấp, khan hiếm nước. Hệ sinh thái này chủ yếu được bao phủ bởi tuyết quanh năm. Kiểu hệ sinh thái lãnh nguyên được tìm thấy ở Bắc Cực hoặc các đỉnh núi cao.

Hệ sinh thái sa mạc

Hệ sinh thái sa mạc có thể được tìm thấy trên khắp thế giới. Đây là những vùng có lượng mưa ít, thực vật khan hiếm, chủ yếu có nhiều cát, nhiệt độ ban ngày thường rất nóng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn.

Hệ sinh thái dưới nước

Hệ sinh thái dưới nước trên Trái Đất có thể chia thành hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái biển.

Hệ sinh thái nước ngọt

Hệ sinh thái nước ngọt là hệ sinh thái ở các vùng nước bao gồm hồ, ao, sông, suối và vùng đất ngập nước. Môi trường nước của hệ sinh thái nước ngọt không có hàm lượng muối lớn như hệ sinh thái biển.

Hệ sinh thái biển

Hệ sinh thái biển bao gồm các vùng biển và đại dương. Môi trường nước ở hệ sinh thái biển có hàm lượng muối cao, các sinh vật cũng có sự đa dạng hơn so với hệ sinh thái nước ngọt.

Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là gì?

Chuỗi thức ăn là một chuỗi tuyến tính của các sinh vật, mỗi sinh vật là một mắt xích, trong đó sinh vật này sẽ ăn sinh vật đứng trước và bị sinh vật đứng sau ăn.

  • Đứng đầu một chuỗi thức ăn là sinh vật sản xuất chính. Các sinh vật sản xuất chính là sinh vật tự dưỡng và thường là các sinh vật quang hợp như thực vật, tảo hoặc vi khuẩn lam.
  • Các sinh vật ăn các sinh vật sản xuất chính được gọi là sinh vật tiêu thụ chính. Sinh vật tiêu thụ chính thường là động vật ăn cỏ, ăn thực vật, loài ăn tảo hoặc vi khuẩn.
  • Các sinh vật ăn những sinh vật tiêu thụ chính được gọi là sinh vật tiêu thụ thứ cấp. Sinh vật tiêu thụ thứ cấp là những động vật ăn thịt các loài ăn cỏ.
Nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn
Nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn

Có thể bạn quan tâm:

  • Các sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ thứ cấp được gọi là sinh vật tiêu thụ cấp ba  Đây là những loài ăn các động vật ăn thịt, chẳng hạn như đại bàng, sư tử…
  • Trong tự nhiên có một số chuỗi thức ăn có các cấp độ bổ sung, chẳng hạn như sinh vật tiêu thụ bậc bốn – động vật ăn thịt ăn sinh vật tiêu thụ bậc ba. Các sinh vật ở đầu chuỗi thức ăn được gọi là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.

Lưới thức ăn là tập hợp của nhiều chuỗi thức ăn.

Ví dụ về chuỗi thức ăn: Châu chấu → Chuột → Rắn hổ mang → Đại bàng

Lá cây → Ve sầu → Bọ ngựa → Chim vàng anh

Trạng thái cân bằng sinh thái

Trạng thái cân bằng là trạng thái ổn định của một hệ sinh thái, trong đó thành phần và bản sắc của nó nói chung không đổi bất chấp những biến động về điều kiện vật lý và cấu trúc của cộng đồng sinh vật. Các hệ sinh thái có thể bị đánh bật khỏi trạng thái cân bằng do các rối loạn, các sự kiện gây rối ảnh hưởng đến thành phần của chúng.

  • Một số rối loạn là kết quả của các quá trình tự nhiên. Ví dụ, lửa là một sự xáo trộn có thể bị gây ra bởi sét trong hệ sinh thái đồng cỏ hoặc rừng. 
  • Các rối loạn khác là kết quả của các hoạt động của con người. Các ví dụ bao gồm: mưa axit, nạn phá rừng, sự du nhập và xuất hiện của các loài xâm lấn…

Các hệ sinh thái khác nhau có thể phản ứng khác nhau với cùng một sự xáo trộn; một số có thể phục hồi nhanh chóng, tuy nhiên một số khác có thể phục hồi chậm hơn hoặc hoàn toàn không phục hồi. 

Trạng thái cân bằng sinh thái rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong hệ sinh thái. Do đó, con người cần giảm bớt những việc làm có thể gây hại đến các hệ sinh thái khác như chặt cây, phá rừng… để bảo vệ hệ sinh thái sinh quyển chung của Trái Đất.

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi hệ sinh thái là gì và cung cấp những thông tin về hệ sinh thái. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn về vấn đề này.