Rằm tháng 7 cúng gì? Gợi ý mâm cỗ rằm tháng 7 đẹp mắt dễ làm nhất

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngày rằm tháng 7 Vu Lan và lễ cúng chúng sinh mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và đầy tính nhân văn. Cúng rằm tháng 7 chính là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, với ông bà, tổ tiên đã khuất. Vậy rằm tháng 7 cúng gì cho chuẩn nhất, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng mình nhé.

Nên làm lễ cúng rằm tháng 7 vào ngày bao nhiêu?

ram-thang-7-cung-gi
Gợi ý mâm cỗ rằm tháng 7

Nhiều độc giả đã thắc mắc với chúng mình là có nên cúng rằm tháng 7 trước không? Ngày rằm được diễn ra vào ngày 15 Âm Lịch hàng tháng. Vào những ngày này người dân thường hay sắm 1 lễ nhỏ để thắp hương tại nhà hoặc lên chùa như bánh kẹo, đĩa xôi, đĩa chè… Tuy nhiên đối với trường hợp cúng rằm tháng 7, trên thực tế việc cúng lễ sẽ không theo đúng ngày 15 mà lại trải dài từ mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Vào thời gian này, gia chủ không cần xem ngày xấu hay tốt mà chỉ cần làm việc thờ cúng đúng như phong tục là được.

Theo văn hóa tâm linh của người Việt Nam thì trong cả ngày 15 là thời điểm đến kỳ hạn “mở cửa” của địa ngục cũng được xem là ngày xá tội vong nhân, vì vậy rất khó để vong linh có thể nhận được đồ cúng. Đây cũng là lý do nhiều người tại VN hay trên khắp thế giới thường sắm lễ vật và các món ăn rằm tháng 7 từ những ngày trước đó.

Đồ cúng ngày Rằm tháng 7 gồm những gì?

cac-mon-an-ram-thang-7
Các món ăn rằm tháng 7

Trong kinh Tế Đàn, Đức Phật khẳng định rất rõ ràng, những đàn lễ nào có sự sát sinh là không được Ngài tán thán và các vị Thánh nhân chứng minh.

Y lời Phật dạy trong bài kinh Tế đàn, để đàn lễ cúng ngày Rằm tháng 7 của gia đình được lợi ích cho kẻ còn, người mất thì chúng ta phải cúng tế thật chay tịnh, có sự trang nghiêm.

Do đó, khi sắm lễ để cúng Rằm tháng 7, chúng ta nên chuẩn bị:

– Vật thực chay tịnh, không nên sát mạng chúng sinh để cúng. Nếu gia chủ không quen ăn đồ chay thì có thể dùng những món ăn chay giả mặn để cúng cũng được.

– Không cúng các loại giấy tiền hay vàng mã.

– Đồ lễ gồm có:

+ Hương: Các loại hương/nhang đốt có mùi thơm.

+ Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không cần kiêng về tên loài hoa và số lượng).

+ Trà: Nước trà tỏa hương sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt cũng chính là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

+ Quả: Số lượng tùy ý, không cần phải kiêng kỵ số chẵn 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương để vong linh thọ hưởng, quả xanh thì chưa có hương thơm. (Tránh tình trạng nhiều người biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

+ Thực: các món ăn rằm tháng 7 nên là mâm cơm với các món chay, nếu có xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.

(Nếu để cúng cô hồn thì chuẩn bị thêm: cháo, gạo muối, bim bim, bánh kẹo, khoai, ngô…, một chậu nước sạch).

Gợi ý mâm cỗ rằm tháng 7 tại nhà

– Địa điểm bày lễ: Cúng rằm tháng 7 tại ban thờ của gia đình.

+ Cúng Phật: Hương, hoa, trà, quả, xôi chè hoặc bát cơm trắng (Nếu gia đình chưa có ban thờ Phật, thì khi cúng lễ, sẽ hướng tâm tới Phật để cúng, không sắm lễ).

+ Cúng chư Thiên, Thần linh: Hương, hoa, trà, quả, xôi chè hoặc bát cơm trắng.

+ Cúng vong linh gia tiên: Hương, hoa, trà, quả, mâm cơm chay, nếu có xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.

Ngoài ra, nếu đủ duyên các gia đình có thể sắp mâm cúng chúng sinh (hay thường gọi là cúng cô hồn) như sau:

– Địa điểm: cửa nhà, sân, sân thượng…

+ Đồ lễ: hương, hoa, trà, quả, cháo trắng, gạo muối, bánh kẹo, bim bim, khoai, ngô (với số lượng tùy ý)…, một mâm cơm chay, chậu nước sạch.

co-nen-cung-ram-thang-7-truoc-khong
Các món cúng ràm tháng 7 đơn giản dễ làm

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại mộ

Mâm cúng cho rằm tháng 7 tại mộ cần được sắm thành hai lễ: Một lễ cúng thần linh; một lễ cúng vong linh gia đình và thí thực cô hồn vào cùng một lễ:

– Sắm lễ cúng thần linh: Nến, hoa, quả, đĩa xôi, nước (số lượng tùy duyên).

– Sắm lễ cúng vong linh của gia đình cùng với thí thực cô hồn: Nến, hoa, quả, xôi, nước, bim bim, bánh kẹo, khoai, ngô… (số lượng tùy duyên).

Lưu ý khi cúng rằm tháng 7 bạn nên biết

Sau khi biết rằm tháng 7 cúng gì và các món ăn rằm tháng 7 rồi, các bạn cũng cần lưu ý một số điều bên dưới để buổi lễ cúng được diễn ra trọn vẹn và trang nghiêm nhất.

– Khi hoàn tất, các bạn cần đứng từ bên trong nhà rải muối và gạo ra bên ngoài. Tránh đứng theo hướng ngược lại vì điều này có thể rước vong hồn lang thang vào nhà.

– Khi chuẩn bị mâm cúng Phật, thần linh hoặc gia tiên thì việc thờ cúng sẽ làm ở trong nhà. Trong khi đó cúng chúng sinh lại được diễn ra ngoài trời, ví dụ như trước cửa nhà.

– Mâm lễ cúng Phật cần được đặt tại vị trí cao nhất rồi sau đó mới đến mâm cúng thần linh. Cuối cùng là mâm cúng dành cho gia tiên, ông bà, cha mẹ.

Thường thì vào ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong linh đi khắp nơi. Vì vậy để tránh nhầm lẫn và giúp linh hồn gia tiên có thể nhận biết được đồ cúng nào là dành cho họ, bạn nên ghi tên người nhận lên các đồ cúng đó. Ngoài ra đọc văn khấn thì đọc to tên của thần linh và thổ địa trước, sau cùng mới đọc rõ tên từng hương hồn của người nhận.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về rằm tháng 7 cúng gì và cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đơn giản nhưng vẫn trọn vẹn nghĩa tình, mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình. Nếu còn gì chưa rõ về vấn đề này, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình nhé.