Cầm kỳ thi họa là gì? Giải thích chi tiết câu thành ngữ

Cầm kỳ thi hoạ là một thành ngữ thường xuyên được sử dụng vào thời xưa, dùng để chỉ những môn nghệ thuật, thú vui tao nhã của con người thời phong kiến. Vậy cầm kỳ thi hoạ cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về cụm từ này qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu cầm kỳ thi họa nghĩa là gì?

Cầm kỳ thi hoạ là một câu thành ngữ có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất hiện ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến xa xưa. Câu thành ngữ có nhắc đến 4 lĩnh vực được coi là những thú vui thanh tao, dùng để đánh giá, đo lường độ tài năng của con người thời xưa. Bốn lĩnh vực này là Cầm (đánh đàn), Kỳ (chơi cờ), Thi (làm thơ), Hoạ (vẽ tranh). Sau đây chúng tôi sẽ đi giới thiệu kỹ hơn về từng lĩnh vực này để các bạn cùng tham khảo nhé.

Cầm trong “cầm kỳ thi hoạ” nghĩa là gì?

Cầm trong “cầm kỳ thi hoạ” là đánh đàn. Theo quan niệm xưa, âm nhạc tạo ra từ đàn là thứ âm nhạc đẹp, thanh khiết. Do đó những người thuộc các gia đình giàu có, quý tộc thời xưa có thú vui tao nhã là đánh đàn.  Những người biết đánh đàn thường được coi là những người có cốt cách, có tài năng. Đồng thời việc đánh đàn cũng thể hiện địa vị xã hội nhất định của con người.

Đàn tranh được ưa chuộng thời xưa
Đàn tranh được ưa chuộng thời xưa

Vào thời xưa, loại đàn được sử dụng nhiều nhất là đàn tranh. Đàn tranh, còn được gọi là cổ tranh hay đàn thập lục, là một loại nhạc cụ truyền thống của phương Đông có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đàn được du nhập vào Việt Nam từ thời kì Bắc thuộc.

Đàn tranh là loại nhạc cụ nằm phẳng và chơi bằng dây, tạo ra âm thanh bằng cách gảy. Bởi vì âm thanh của nó trầm tĩnh, êm dịu và hài hòa nên nó rất phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc của Nho giáo. Do đó loại đàn này được xem như loại nhạc cụ được nhiều quan lại, vua chúa, gia đình quý tộc giàu có khi xưa ưa chuộng.

Kỳ trong “cầm kỳ thi hoạ” nghĩa là gì?

Kỳ trong “cầm kì thi hoạ” mang ý nghĩa là chơi cờ. Thời phong kiến, người ta coi cờ vây hay cờ tướng là những bộ môn trí tuệ thể hiện sự thông minh, đồng thời cũng thể hiện được sự hiểu biết của con người về các chiến lược quân sự. Do đó, những người tài muốn thăng quan tiến chức thì thường phải chơi cờ giỏi. Những người lãnh đạo thời xưa cũng thường xuyên luyện tập chơi cờ.

Trong một ván cờ, bộ não của con người sẽ phải làm việc hết công suất, suy nghĩ thường xuyên để đưa ra những cách đặt cờ thông minh, nhạy bén nhất. Do đó chơi cờ sẽ làm tăng cường khả năng tập trung và tư duy logic. Ngoài ra, thời gian chơi cờ cũng là lúc để bộ não con người được độc lập trong trạng thái tĩnh tâm, thoát khỏi những lo toan thường nhật.

Kỳ trong “cầm kỳ thi họa” thường dùng để chỉ việc chơi cờ vây, cờ tướng
Kỳ trong “cầm kỳ thi họa” thường dùng để chỉ việc chơi cờ vây, cờ tướng

Vì vậy, một người chơi cờ giỏi sẽ có lối suy nghĩ rất nhạy bén, thông minh, chính xác hơn người. Họ thường thành công trong cuộc sống và biết cách xử lý các tình huống, sự việc một cách chu toàn, chắc chắn nhất có thể. Do đó việc chơi cờ được liệt kê vào một trong bốn tài năng của người có học thời xưa. Nó cũng là bộ môn để tu dưỡng tâm trí của người xưa.

Thi trong “cầm kỳ thi hoạ” là gì?

Thi trong “cầm kỳ thi họa” có nghĩa là thơ ca. Người xưa rất xem trọng thơ, những người được xem là có học và tài hoa đều phải biết làm thơ, biết ứng đối thơ ca. Ngoài ra thơ ca còn được xem là thú vui tao nhã, thể hiện cốt cách của con người.

Người xưa còn có thể dùng câu “cầm kỳ thư họa” thay cho “cầm kỳ thi hoạ”. “Thư” ở đây là thư pháp, là một bộ môn nghệ thuật thể hiện nét đẹp của chữ tượng hình, nó có xuất phát từ Trung Quốc. Bộ môn này phổ biến tại các quốc gia và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc, ví dụ như Việt Nam. Việc viết thư pháp giỏi cũng được coi là một tài năng của người có học, bậc quân tử thời xưa.

Hoạ trong “cầm kỳ thi hoạ” là gì?

Hoạ ở đây tức là vẽ tranh. Vẽ tranh thời xưa không chỉ là một cách để sáng tạo nghệ thuật mà còn để thể hiện những tư tưởng, tài năng, trình độ của con người. Tranh thời phong kiến thường được vẽ trên lụa hoặc giấy bằng cọ nhúng mực hoặc màu. Các chủ đề  của tranh vẽ rất đa dạng, có thể được chia thành vẽ người, phong cảnh, hoa và chim, cây cối….

Bức họa theo phong cách thời xưa
Bức họa theo phong cách thời xưa

Xem thêm:

Về nội dung, những bức hoạ thời xưa phản ánh nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội, chính trị, triết học, tôn giáo, đạo đức, văn học và nghệ thuật có liên quan.

Ý nghĩa của câu cầm kì thi họa trong dân gian

Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy thành ngữ ”cầm kỳ thi họa” dùng để chỉ bốn thú vui hàng ngày mà giới trí thức và quý tộc thời xưa coi là kỹ năng tu thân. Nó cũng để chỉ các kỹ năng mà tiểu thư khuê các và con cái nhà quyền quý phải thành thạo. Đồng thời, tiêu chuẩn “cầm kỳ thi hoạ” cũng được người xưa lấy làm tiêu chuẩn để chứng minh nỗ lực trau dồi kỹ năng, tu dưỡng bản thân và thưởng thức nghệ thuật của mỗi người.

Theo quan niệm của thời phong kiến, để được coi là người quân tử, một người không những phải tinh thông võ nghệ mà còn phải thông thạo các kỹ năng khác. Và “cầm kỳ thi hoạ” được coi là bốn tiêu chuẩn quan trọng cốt lõi để trở thành một người tài giỏi thời đó. Không chỉ đàn ông, phụ nữ thời xưa cũng hết sức chú ý đến cầm kỳ thi hoạ, nhất là những cô gái xuất thân danh gia vọng tộc, có mong muốn được gả vào nhà quyền quý.

“Cầm kỳ thi hoạ” là thành ngữ Hán Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên do ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa phương Bắc, thành ngữ này đã được nhiều thế hệ người Việt Nam lưu truyền đến ngày nay.

Bài viết trên đây đã giải thích ý nghĩa của thành ngữ “cầm kỳ thi hoạ” là gì một cách chi tiết nhất. Cầm kỳ thi hoạ là bốn thú vui tao nhã, bốn loại kỹ năng dùng để tu thân của người xưa. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thành ngữ này nhé.