Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí nghĩa là gì? Nguồn gốc câu thành ngữ

Thành ngữ “Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí” là một trong những câu thành ngữ được sử dụng một cách phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu câu thành ngữ này một cách rõ ràng và sử dụng chúng đúng cách. Hãy cùng nhau tìm hiểu về câu thành ngữ này qua bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu ý nghĩa câu “Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí” là gì?

Để hiểu rõ về câu thành ngữ này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về ý nghĩa của từng vế trong câu thành ngữ.

“Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” là câu thành ngữ quen thuộc 
“Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” là câu thành ngữ quen thuộc

Phúc bất trùng lai là gì?

“Phúc bất trùng lai” có nghĩa là điềm phúc sẽ không đến lại, không đến nhiều lần. Trong cuộc sống này, ai cũng mong muốn mình gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, may mắn sẽ thường chỉ đến một lần trong đời, những lần sau sẽ không thể may mắn được nữa. Do đó mỗi người cần nắm bắt cơ hội, không được trông chờ vào sự may mắn của số phận.

Hoạ vô đơn chí nghĩa là gì?

Trái ngược hẳn với vế đầu “Phúc bất trùng lai”, vế “Hoạ vô đơn chí” có nghĩa là tai hoạ không đến 1 mình. Trong cuộc sống này, tai hoạ có thể thường ập đến một cách dồn dập, liên tục, khiến chúng ta không kịp phản ứng. Do đó con người luôn luôn phải cẩn thận với tất cả những điều xui xẻo có thể xảy ra và chuẩn bị tâm lý để ứng phó tốt nhất.

Ý nghĩa của cả câu thành ngữ

Câu thành ngữ này mang ý nghĩa là trong cuộc sống, tai hoạ lúc nào cũng đến dễ dàng hơn những điều may mắn. Vì thế mỗi người chúng ta cần chuẩn bị tâm lý để đối phó với những tai ương có thể xảy ra, đồng thời cần trân trọng mọi cơ hội và may mắn đến với bản thân mình.

Người xưa quan niệm rằng phúc hay họa là do đức và nghiệp của mỗi người. Trong khi đức sẽ dẫn đến những điều may mắn, phúc lành thì nghiệp lại dẫn đến cái tai họa. Những người có tính cách tốt và trung thực sẽ gặp nhiều phúc lành trong cuộc sống. Ngược lại, những người chỉ biết sống cho mình, làm hại người khác sẽ bị quả báo và chịu nhiều tai họa trong tương lai.

Nhiều người trong chúng ta vì mãi chạy theo danh lợi mà quên tích đức, đôi khi còn tạo nghiệp. Khi phước đức đã cạn, nghiệp chưa trả sẽ mang đến khổ đau, khó khăn, thậm chí là tai họa. Vì vậy việc phúc hay họa đến với cuộc sống không chỉ dựa vào số phận mà còn dựa vào mỗi người chúng ta.

Nguồn gốc câu thành ngữ “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” là gì?

Về nguồn gốc của câu thành ngữ “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, người ta tương truyền rằng câu thành ngữ này xuất phát từ điển tích sau.

Nước Hàn thời Xuân thu chiến quốc có vị quân chủ thứ 6 mang tên Hàn Chiêu Hầu. Khi Hàn Chiêu Hầu tại vị, ông đã bổ nhiệm tướng Thân Bất Hại tiến hành cải cách các biện pháp cai quản đất nước và cải tổ triều đình. Nhờ vị tướng này, đất nước của Hàn Chiêu Hầu ngày càng thái bình, thịnh trị, không bị giặc ngoại bang xâm lược. Nước Hàn cũng trở thành một trong bảy nước hùng mạnh thời chiến quốc.

Tuy nhiên, vào năm Hàn Chiêu Hầu thứ 22 thì tướng Thân Bất Hại qua đời.

Ba năm sau đó, Hàn Chiêu Hầu lên kế hoạch xây dựng cung điện nguy nga. Tuy nhiên một viên quan đại phu nước Sở tên là Khuất Nghi Cữu lại nói rằng: “E rằng kế hoạch của ngài khó mà thực hiện suôn sẻ được.”

Nguồn gốc của câu thành ngữ đến từ một điển tích xưa
Nguồn gốc của câu thành ngữ đến từ một điển tích xưa

Hàn Chiêu Hầu thắc mắc tại sao ông ta lại nói vậy, Khuất Nghi Cữu trả lời: “Mọi việc trên đời đều phải xem thời cơ, gặp thời cơ tốt thì việc thuận lợi suôn sẻ, không gặp thời thì việc dễ bất trắc, khó khăn. 

Trước đây khi tướng của ngài còn sống, đất nước phồn thịnh. Khi đó là thời cơ tốt để xây dựng cung điện, nhưng ngài không làm. Sau khi Thân Bất Hại qua đời, nước Tần tấn công vùng Nghi Dương của nước Hàn, năm nay nước Hàn gặp đại hạn. Ngài không thương xót tình cảnh của đất nước, dân chúng mà lại muốn sống xa hoa, phung phí  . Làm vậy chỉ khiến cho tai họa ập đến. Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí!”

Tuy nhiên, Hàn Chiêu Hầu không nghe lời khuyên bảo, một mực muốn xây dựng cung điện. Sau khi cung điện xây dựng xong, năm sau ông cũng mất.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, nếu con người biết thiên mệnh thì sớm có thể nhìn thấy nguyên nhân của phúc họa, tồn vong. Người thông hiểu việc đời sẽ biết rằng thành bại phải dựa vào thời cơ, thiên thời địa lợi nhân hòa. Nếu như “nhân sự” không hợp với “thiên thời” thì ắt sẽ gặp tai họa.

Câu thành ngữ “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” có nguồn gốc từ điển tích trên. Câu thành ngữ cũng muốn nhấn mạnh rằng con người phải biết nắm bắt thời cơ, đồng thời chuẩn bị tâm thế để tránh những tai họa liên tiếp có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Cách để phòng tránh hoạ vô đơn chí là gì?

Trong cuộc sống này không ai biết trước được chữ “ngờ”. Vì vậy, chúng ta không thể thấy trước những khó khăn, tai họa có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên con người vẫn có thể chuẩn bị tốt tâm thế để đối phó tốt nhất với những điều không may này.

Con người luôn phải sẵn sàng đương đầu với khó khăn
Con người luôn phải sẵn sàng đương đầu với khó khăn

Xem thêm:

  • Luôn sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, không ngại khó ngại khổ. Bởi những việc xui xẻo không mong muốn có thể đến bất cứ lúc nào.
  • Đồng thời con người cũng nên sống lương thiện, có trách nhiệm, biết nghĩ cho người khác, không ngừng tự hoàn thiện bản thân mình thành một người tốt hơn.
  • Ngoài ra, chúng ta nên sống tích đức, không làm điều ác, điều xấu gây hại đến người khác, không có tâm niệm xấu. Như vậy những nguồn năng lượng tiêu cực cũng tránh xa cuộc sống của chúng ta, họa sẽ không đến. 
  • Con người nên đối mặt và vượt qua những khổ đau, khó khăn, thử thách, thậm chí là những tai ương một cách bình thản, kiên cường không nhụt chí. 

Trong cuộc sống này, ai cũng muốn có được may mắn, phúc đức, tuy nhiên phúc bất trùng lai, vì thế con người cần trân trọng mọi cơ hội đang đến với mình và tự biết cố gắng, không nên trông chờ vào số phận. Đồng thời mỗi người cần chuẩn bị tốt để đối mặt với họa vô đơn chí luôn có thể xuất hiện trong cuộc sống này. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”.