Nghiệp là gì? Làm thế nào để trả nghiệp nhanh nhất?

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường nghe mọi người nhắc đến từ “nghiệp”. Nghiệp có nguồn gốc từ Phật giáo và quan niệm về nghiệp được nhiều người Việt Nam tin tưởng. Vậy nghiệp là gì, cách trả nghiệp nhanh nhất như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu về nghiệp qua bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu nghiệp là gì?

Nghiệp (Karma) là một khái niệm với các định nghĩa khác nhau, nó có nguồn gốc từ Phật giáo và Ấn Độ giáo. Những câu nói phổ biến như “gieo gió gặt bão” và “gieo nhân nào gặt quả nấy” là những câu nói ám chỉ cách vận hành của nghiệp. 

Nghiệp được xem là nguyên tắc nhân quả trong Phật giáo
Nghiệp được xem là nguyên tắc nhân quả trong Phật giáo

Ấn Độ giáo quan niệm rằng nghiệp là mối quan hệ giữa những suy nghĩ, hành vi một người và hậu quả sau những hành vi đó. Nó cũng chỉ hậu quả từ mọi hành động của con người trong kiếp trước, thể hiện ra ở kiếp hiện tại. 

Trong đạo Phật, nghiệp cũng được dùng để chỉ chuỗi nhân quả trong đạo đức của con người. Tất cả các hành động của con người có thể là bao gồm cả lời nói, suy nghĩ, ý thức đều sẽ tạo ra kết quả sau này mà người ta gọi là nghiệp.

Những nguyên tắc liên quan đến nghiệp trong Phật Giáo

  • Hành động nhỏ có thể dẫn đến kết quả lớn. Mỗi hành động, lời nói của chúng ta dù chỉ là nhỏ nhất cũng có thể tác động sâu sắc đến người khác. Ví dụ như sự giúp đỡ nhỏ cũng có thể giúp một người vượt qua khó khăn, thay đổi cuộc đời. Hoặc một lời nói vô tình cũng có thể làm tổn thương sâu sắc đến người khác.
  • Nghiệp không thể chuyển nhượng từ người này sang người khác. Mỗi người đều phải tự chịu nghiệp do chính bản thân mình tạo ra. Không ai có thể gánh nghiệp hay hoá giải nghiệp cho người khác. 
  • Các hành động không có chủ đích, các sự cố ngẫu nhiên sẽ không tạo thành nghiệp. Chỉ những hành vi có ý thức, có mục đích của con người mới tạo ra nghiệp.
  • Nghiệp của con người sẽ không tự biến mất. Chúng ta phải gánh nghiệp của mình dù nó tốt hay xấu. Ngoài ra các loại nghiệp xấu cũng có thể được hóa giải nhờ các hình thức trả nghiệp theo quan niệm Phật giáo.

Nghiệp ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?

Trong triết học Phật giáo, không có thế lực tối cao nào có thể trừng phạt hay ban ơn cho con người. Những sự may mắn hay bất hạnh của con người là kết quả do các hành vi của chính họ tạo ra. Đó chính là cơ chế vận hành của nghiệp. 

Vì nghiệp dựa trên những suy nghĩ, hành vi có chủ đích, nên những sự cố ngẫu nhiên xảy ra không được tính thành nghiệp báo. Không thể chứng minh rằng nghiệp là có thật, nhưng đối với những người tin vào nó, nghiệp sẽ giúp họ sống tốt đẹp hơn. Điều này là do hầu hết những người tin vào nghiệp báo nói chung sẽ làm điều tốt để nhận lại những phúc lành tương đương.

Những người tin vào nghiệp thường xuyên làm việc tốt
Những người tin vào nghiệp thường xuyên làm việc tốt

Ngay cả khi bạn không tin vào nghiệp thì việc đối xử tệ với những người khác cũng thường gây ra tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến tinh thần và các mối quan hệ xã hội của bạn. 

Chúng ta có thể kết luận rằng nghiệp và việc tin tưởng vào nó có thể ảnh hưởng đến cách con người đối xử với mọi người xung quanh. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến cách sống và tu dưỡng đạo đức của mỗi người.

Có những loại nghiệp nào?

Có nhiều cách phân loại nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

Nghiệp cá nhân và nghiệp tập thể

Nghiệp chướng có thể là nghiệp do cá nhân hay tập thể tạo ra. Ví dụ, nghiệp cá nhân được tạo ra bởi suy nghĩ, lời nói và hành động của một người. Nhưng khi mọi người hành động theo một nhóm, như khi những người lính chiến đấu trong chiến tranh hoặc khi một nhóm người cùng nhau hoạt động công ích, thì họ tạo nghiệp tập thể.

Nghiệp tốt và nghiệp xấu

Nghiệp có thể được chia thành nghiệp tốt và nghiệp xấu. Nghiệp tốt là kết quả của những hành động tốt đối với những người khác, còn nghiệp xấu là kết quả của việc cố ý làm hại người khác.

  • Nếu hành động của bạn gây đau đớn và khổ sở cho người khác, chúng được coi là tiêu cực, vô đạo đức và là nghiệp xấu. 
  • Nếu hành động của bạn mang lại hạnh phúc cho người khác, chúng được coi là tích cực và là nghiệp tốt.

Cách trả nghiệp và hoá giải nghiệp chướng nhanh nhất

Các quan niệm về Phật giáo tin tưởng rằng mỗi người đều nên hoá giải nghiệp chướng của chính mình. Điều này sẽ mang lại những thứ tốt đẹp trong cuộc sống, loại bỏ sự tức giận và buồn phiền, giúp con người có một trái tim thanh tịnh và sửa chữa những lỗi lầm đã tạo ra trong quá khứ. 

Khi bạn trả nghiệp, những điều tốt đẹp sẽ đến với cuộc sống của bạn và tâm hồn bạn được bình yên. Vậy cách hoá giải nghiệp như thế nào?

Rút kinh nghiệm, chịu trách nhiệm về sai lầm của mình

Việc đầu tiên khi muốn hoá giải nghiệp chướng là bạn phải suy nghĩ về những hành động quá khứ của mình.  Bạn có thể bắt đầu bằng cách kiểm tra những sai lầm trong quá khứ của bạn. Suy nghĩ xem khi một tình huống tương tự xảy ra, liệu bạn có thể làm khác đi hay không.

Phải biết hối cải và rút kinh nghiệm từ sai lầm để hoá giải nghiệp
Phải biết hối cải và rút kinh nghiệm từ sai lầm để hoá giải nghiệp

Khi suy nghĩ về những lỗi lầm mà mình đã tạo ra trong quá khứ, mỗi người cần biết hối cải và ăn năn. Việc này cũng giúp chúng ta biết suy nghĩ kĩ hơn về nghiệp chướng và luật nhân quả trước khi hành động trong tương lai.

Sống bao dung, độ lượng hơn

Nghiệp xấu nuôi dưỡng sự oán hận và thường sẽ kéo theo những luồng năng lượng tiêu cực trong cuộc sống. Do đó, nếu bạn muốn trả nghiệp, bạn phải loại bỏ những tạp niệm, sự thù hận trong lòng. Sống với tấm lòng bao dung, thanh thản sẽ khiến cái ác tránh xa bạn.

Nghiệp bắt nguồn từ tham, sân, si, do đó sự đố kị và ghen ghét, ganh đua sẽ mang đến những điều xấu cho bản thân bạn và xã hội. Buông bỏ những ác niệm cũng là một cách để thoát khỏi nghiệp xấu. Tâm càng trong sạch và bình yên thì nghiệp xấu càng dễ được hóa giải.

Làm nhiều việc thiện để tích đức sau này

Cái thiện là yếu tố quan trọng có thể thay đổi vận mệnh của con người theo quan niệm Phật giáo. Làm việc thiện là cách tốt nhất để hoá giải nghiệp. Ngoài ra việc tu tâm tích đức, làm nhiều việc thiện, giúp đỡ mọi người cũng có thể tạo ra nghiệp tốt.

Giúp đỡ người khác, nhất là cứu người gặp khó khăn, nguy hiểm luôn được coi là công đức tối cao, được mọi người ca ngợi trong mọi nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới. Vì bản chất của mọi tôn giáo là hướng con người đi  làm những điều tốt đẹp và cao thượng.

Làm việc thiện bằng cách hiến máu cứu người
Làm việc thiện bằng cách hiến máu cứu người

Có thể bạn quan tâm:

Một trong những việc thiện có thể cứu người mà mỗi chúng ta nếu có đủ sức khoẻ đều có thể thực hiện được. Đó chính là hiến máu nhân đạo.

Bài viết đã giới thiệu những kiến thức để trả lời cho câu hỏi “Nghiệp là gì?”. Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm do nghiệp mà mình tạo ra. Chúng ta càng sớm xác định nguồn gốc của nghiệp chướng của mình và hành động để giải quyết nó, thì cuộc sống của chúng ta sẽ càng nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.